Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 11/6/2022



I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT

1. Tin mưa lớn cục bộ và cảnh báo dông, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh ở vùng núi và trung du Bắc Bộ.

Ngày và đêm 11/6, vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến dưới 40mm, có nơi trên 50mm. Dự báo, ngày 12 - 13/6 ở vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to (thời gian mưa tập trung vào chiều tối và đêm) với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh vùng núi Bắc Bộ và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.

Cảnh báo: Từ chiều tối và đêm ngày 13/6 đến ngày 15/6, khu vực Bắc Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng.

Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá: Cấp 1

2. Tin nắng nóng khu vực Trung Bộ

Ngày 11/6, khu vực từ Quảng Bình đến Phú Yên có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 38 độ. Ngày 13/6, nắng nóng có khả năng mở rộng ra khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Sơn La, Hòa Bình với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-36 độ, có nơi trên 36 độ. Nắng nóng ở khu vực Trung Bộ còn kéo dài trong nhiều ngày tới, riêng khu vực Bắc Trung Bộ từ ngày 14/6 nắng nóng có khả năng dịu dần.

Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng: Cấp 1.

3. Tình hình mưa:

- Mưa ngày (từ 19h/10/6-19h/11/6): Khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 40-70mm; một số trạm mưa lớn như: Nam Xây Luống 3 (Lào Cai): 201mm; Việt Minh (Hà Giang) 193mm; Kim Loan (Cao Bằng): 121mm; Bắc Quang (Hà Giang): 115mm; Tây Ninh (Tây Ninh): 108mm; Tùng Vài (Hà Giang): 100mm.

- Mưa đêm (từ 19h/11/6-07h/12/6): Khu vực Nam Bộ mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến dưới 30mm; một số trạm mưa lớn như: Bà Rịa (BRVT): 94mm; Sông Ray (Đồng Nai): 63mm; Hòa Hiệp (BRVT): 62mm; Đạ Huoai (Lâm Đồng): 59mm; Phạm Văn Cội (T.P Hồ Chí Minh): 50mm.

Mưa 03 ngày (từ 19h/08/6-19h/11/6): Khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên có mưa phổ biến từ 70-100mm, một số trạm có lượng mưa lớn như: Nam Xây Luống 3 (Lào Cai): 201mm; Kim Loan (Cao Bằng): 227mm; Việt Minh (Hà Giang) 193mm; Cẩm Giàng (Bắc Cạn): 180mm; Tây Ninh (Tây Ninh): 150mm; Nguyên Bình (Cao Bằng): 149mm; Đinh Trang Thượng - Di Linh (Lâm Đồng): 147mm; Sìn Hồ (Lai Châu): 143mm; Bình Gia (Lạng Sơn): 112mm.

II. TÌNH HÌNH THỦY VĂN

  1. Các sông khu vực Bắc Bộ:

- Mực nước sông Hồng tại Hà Nội và mực nước sông Thái Bình tại Phả Lại đang biến đổi chậm; lúc 07h/12/6 mực nước tại Hà Nội là 3,22m, trên sông Thái Bình tại Phả Lại là 1,46m. Dự báo: Mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội và sông Thái Bình tại Phả Lại tiếp tục biến đổi chậm. Đến 7h/13/6 mực nước tại Hà Nội có khả năng ở mức 4,00m; đến 19h/12/6, mực nước tại Phả Lại có khả năng ở mức 1,60m.

- Mực nước lúc 07h ngày 12/6 trên sông Gâm tại Chiêm Hóa (Tuyên Quang) là 36,79m (> BĐ1: 0,29m) xu hướng tăng.

  1. Các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên:

Mực nước các sông trong khu vực biến đổi chậm, dao động theo điều tiết hồ chứa hoặc triều và đều dưới BĐ1. Dự báo: Mực nước các sông dao động dưới BĐ1.

  1. Các sông Nam Bộ:

- Mực nước lúc 07h ngày 12/6 trên sông Mê Kông tại Kratie (Campuchia) là 11,79m (cao hơn TBNN là 1,93m; thấp hơn mực nước lớn nhất cùng thời kỳ là 1,97m).

- Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi theo triều. Mực nước cao nhất ngày 11/6 trên sông Tiền tại Tân Châu 1,54 m (cao hơn mực nước TBNN cùng kỳ là 0,27m); trên sông Hậu tại Châu Đốc 1,67m (cao hơn mực nước TBNN cùng kỳ là 0,29m). Mực nước lúc 07h ngày 12/6/2022 trên sông Tiền tại Tân Châu: 1,34m; trên sông Hậu tại Châu Đốc: 0,45m.

Dự báo: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi theo triều. Đến ngày 15/6 mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 1,70m; tại Châu Đốc ở mức 1,85m.

III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU

  1. Hồ chứa trên hệ thống sông Hồng:

Tên hồ

Thời gian

Htl (m)

Hhl (m)

Qvào (m3/s)

Qra (m3/s)

HCP(m)

(từ 15/6 ÷ 25/6)

Sơn La

7h

11/6

205,52

117,73

3.072

2.758

200

12/6

205,28

119,42

3.432

4.649

Hòa Bình

7h

11/6

108,87

12,50

3.360

2.300

105

12/6

109,79

12,80

5.259

3.950

Tuyên Quang

7h

11/6

107,75

54,10

1.607

1.767

105,2

12/6

107,28

54,01

1.519

1.762

Thác Bà

7h

11/6

51,80

20,75

278

0

56

12/6

51,86

20,75

417

0

* Hiện các hồ thủy điện Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang đang mở cửa xả đáy; (Tuyên Quang 02 cửa; Sơn La mở 01 cửa; Hòa Bình 01 cửa).

  1. Tình hình đê điều:

Trong ngày trực ban không nhận được thông tin về sự cố đê điều xảy ra.

IV. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC

  1. Trung ương:

- Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT đã có Công điện số 04/CD-QG hồi 8h00 ngày 11/6/2022 lệnh mở cửa xả đáy thứ nhất hồ Sơn La vào hồi 14h00, ngày 11/6/2022; mở cửa xả đáy thứ nhất hồ Hòa Bình vào hồi 7h00, ngày 12/6/2022, mở cửa xả đáy thứ hai hồ Hòa Bình vào hồi 13h00, ngày 12/6/2022.

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT đã có văn bản số 298/VPTT, ngày 11/6/2022 thông báo cho chính quyền địa phương; các cơ sở, hộ nuôi trồng thủy sản, phương tiện vận tải đường thủy… khu vực hạ du thủy điện Sơn La và Hòa Bình biết để chủ động các biện pháp bảo đảm an toàn về người và tài sản.   

- Ngày 04/6, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã ban hành công văn số 290/VPTT gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, lốc, sét, mưa đá và nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ.

- Văn phòng TT Ban Chỉ đạo QG về PCTT tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, thiên tai, chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó.

  1. Địa phương:

- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh/thành phố: Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội theo dõi chặt chẽ tình hình xả điều tiết hồ Tuyên Quang, Hòa Bình, Sơn La để chủ động triển khai phương án đảm bảo an toàn hạ du.

- Các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình mưa lớn và nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ để chủ động ứng phó; huy động lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống; rà soát, tiếp tục thống kê, báo cáo thiệt hại.

  • Các tỉnh/TP theo dõi các bản tin dự báo, cảnh báo, thông tin cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh./.