BÁO CÁO NHANH
Công tác phòng, chống thiên tai ngày 11/12/2021
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT
1. Tin không khí lạnh tăng cường
Từ đêm ngày 12/12, ở Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế trời rét với nền nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến 14-17 độ, vùng núi cao dưới 12 độ; khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế 16-19 độ. Từ trưa ngày 12/12, ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi và khu vực Giữa Biển Đông gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7, biển động, sóng biển cao từ 2,0-3,0m. Vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển phía Tây của khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) gió Đông Bắc tiếp tục mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, biển động mạnh, sóng biển cao từ 2,0-4,0m.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2.
2. Tình hình mưa
- Mưa ngày (từ 19h/10/12-19h/11/12): Trên cả nước không mưa hoặc rải rác có mưa nhỏ, lượng mưa phổ biến dưới 15mm.
- Mưa đêm (từ 19h/11/12-07h/12/12): Khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam rải rác có mưa từ 10-20mm, các khu vực khác mưa nhỏ hoặc không mưa, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: hồ chứa nước Truồi (Thừa Thiên Huế): 38mm, Hòa Phước (Đà Nẵng): 23 mm, Đại Hiệp (Quảng Nam): 23 mm.
- Mưa 3 ngày (từ 19h/08/12-19h/11/12): Trên cả nước rải rác có mưa nhỏ hoặc không mưa. Một số trạm có lượng mưa lớn như: Sơn Trạch (Quảng Bình) 50mm, Cồn Cỏ (Quảng Trị) 74mm, TĐ Sông Tranh 3 (Quảng Ngãi) 59mm, Hồ Suối Dầu (Khánh Hòa) 49mm.
II. TÌNH HÌNH THỦY VĂN
1. Các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên: Mực nước trên các sông biến đổi chậm, dao động ở mức dưới BĐ1.
2. Các sông Nam Bộ: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang dao động và xuống theo triều. Mực nước cao nhất ngày 10/12 trên sông Tiền tại Tân Châu là 2,01m; trên sông Hậu tại Châu Đốc là 2,06m; dự báo đến 15/12 mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 1,80m, tại Châu Đốc ở mức 1,85m.
III. HỒ CHỨA
1. Hồ thủy điện:
Khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ: Có 23 hồ điều tiết qua tràn về hạ du; một số có lưu lượng xả lớn (Qxả/Qvề): Sông Hinh (100/158); Buôn Kuốp: 145/455; Đrây Hrinh: 240/485.
2. Hồ chứa thủy lợi: khu vực miền Trung, Tây Nguyên
- Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa - T.T.Huế): 1.965/2.323 hồ đầy nước (Thanh Hóa 385/610 hồ, Nghệ An 1.029/1.061 hồ, Hà Tĩnh 292/323 hồ, Quảng Bình 128/150 hồ, Quảng Trị 85/123 hồ, TT. Huế 46/56 hồ); 87 hồ đang thi công.
- Nam Trung Bộ (Đà Nẵng - Bình Thuận): 321/517 hồ đầy nước (một số tỉnh có hồ đầy nước: Đà Nẵng 14/19 hồ, Quảng Nam 59/73 hồ, Quảng Ngãi 112/118 hồ, Bình Định 91/160 hồ, Phú Yên 40/50 hồ, Khánh Hòa 5/28); 29 hồ đang thi công.
- Tây Nguyên: 999/1.246 hồ đầy nước (Kon Tum 70/80 hồ, Gia Lai 24/114 hồ, Đắk Lắk 485/596 hồ, Đắk Nông 230/236 hồ, Lâm Đồng 190/220); 48 hồ đang thi công.
IV. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
1. Trung ương:
- Trực ban Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai thường xuyên nắm bắt tình hình thời tiết, không khí lạnh và gió mạnh trên biển để chủ động tham mưu chỉ đạo ứng phó.
- Ngày 11/12, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai ban hành văn bản chỉ đạo số 593/VPTT về việc ứng phó với gió mạnh trên biển đến các tỉnh/thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau.
2. Địa phương:
Các địa phương tổ chức trực ban nghiêm túc, chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó gió mạnh trên biển.
VI. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
1. Các tỉnh, thành phố ven biển theo dõi chặt chẽ bản tin, dự báo, cảnh báo thiên tai và thông báo cho các phương tiện đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh theo nội dung Công văn số 593/VPTT ngày 11/12/2021.
2. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo QG về PCTT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ƯPSC,TT&TKCN./.
Tải file đính kèm