Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 10/11/2019



BÁO CÁO

Công tác trực ban phòng chống thiên tai ngày 10/11/2019

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT (Theo bản tin của TT DBKTTV QG)

  1. Tình hình diễn biến bão số 6:

Hồi 23h00 ngày 10/11, bão số 6 đã đổ bộ vào khu vực ven biển Phú Yên, Khánh Hòa và suy yếu thành ATNĐ; sức gió mạnh nhất C7, giật C9.

Hồi 04h00 ngày 11/11, vị trí tâm ATNĐ ở khoảng 13,1 độ Vĩ Bắc; 108,9 độ Kinh Đông, trên đất liền khu vực các tỉnh Nam Trung Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6, giật cấp 8. Dự báo trong 12 giờ tới, ATNĐ di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Campuchia. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6.

Trong sáng 11/11, khu vực ven biển và trên đất liền các tỉnh từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa còn có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao từ 2-4m; biển động.

Cấp độ rủi ro thiên tai do ATNĐ: cấp 3.   

  1. Tình hình mưa:

- Mưa ngày (từ 19h/09/11-19h/10/11): Các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Thuận có mưa to đến rất to, phổ biến 70-90mm, tập trung chủ yếu trong chiều 10/11; một số trạm mưa lớn hơn: Tam Trà (Quảng Nam) 161mm; Ba Lễ (Quảng Ngãi) 144mm; Cẩn Hậu (Bình Định) 143mm; sông Ba Hạ (Phú Yên) 199mm; Hòa Thịnh (Phú Yên) 320mm; Củng Sơn (Phú Yên) 199mm; Sơn Hòa (Phú Yên) 198mm; Hoa Sơn (Khánh Hòa) 278mm; Cam Ranh (Khánh Hòa) 96mm; M’Đrắk (Đăk Lắc) 151mm.

- Mưa đêm (Từ 19h/10/11-07h/11/11): Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa và Tây Nguyên có mưa vừa đến mưa to, lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, một số trạm mưa lớn hơn: Hồ Thủy Yên (Thừa Thiên Huế) 148mm; Tam Trà (Quảng Nam) 114mm; Cư Yang (Đắk Lắk) 195mm; Ea M’doan (Đắk Lắk) 166mm; Lăk (Đắk Lắk) 188mm; M’Đrắk (Đăk Lắc) 169mm; Buôn Choah (Đắk Nông) 108mm; Ba Lễ (Quảng Ngãi) 106 mm;

- Mưa đợt (từ 19h/09/11-07h/11/11): Các tỉnh từ Quảng Nam đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên có mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 100 - 150mm, một số nơi có lượng mưa lớn như: Tam Trà (Quảng Nam) 275mm; Ba Lễ (Quảng Ngãi) 325 mm; Hoa Sơn (Khánh Hòa) 331mm; Hòa Thịnh (Phú Yên) 342mm; Cư Yang (Đắk Lắk): 314mm.

- Dự báo: Do ảnh hưởng của ATNĐ suy yếu từ bão số 6, trong ngày 11/11 ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to (tổng lượng mưa phổ biến 40-80mm/12 giờ, có nơi trên 100mm/12 giờ); đêm mưa giảm nhanh. Trong 2 ngày từ 11-12/11 ở các tỉnh/thành từ Quảng Bình đến Bình Định có mưa vừa, có nơi mưa to (lượng mưa phổ biến 30-60mm/24 giờ, có nơi trên 80mm/24 giờ); riêng Quảng Nam, Quảng Ngãi có mưa to đến rất to (tổng lượng mưa phổ biến 70-120mm/24 giờ có nơi trên 150mm/24 giờ).

  1. Tin cảnh báo lũ trên các sông ở Bình Định, Phú Yên

        Hiện nay, lũ trên sông Kôn, sông Ba đang lên. Mực nước lúc 06h/11/11 trên các sông như sau:

        - Trên sông Kỳ Lộ tại Hà Bằng 8,55m, trên báo động 2: 0,05m;

        - Trên sông Dinh tại Ninh Hòa 5.16m, trên báo động 2: 0,38m;

        - Trên sông Ba (Phú Yên) tại Củng Sơn 31,18m (với Qxả của hồ Sông Ba Hạ là 1400m3/s), trên BĐ1: 1,68m; tại Phú Lâm 1,41m, dưới BĐ1: 0,29m;

        Cảnh báo:

        Lũ trên sông Kôn, sông Ba (Phú Lâm) tiếp tục lên trên BĐ1 từ 0,2-0,5m.

II. HỒ CHỨA

  1. Hồ chứa thủy lợi:

- Khu vực Nam Trung Bộ còn ở mức thấp, dung tích bình quân đạt từ 55%-75%. Có 6 hồ đang xả: Vĩnh Trinh xả 5m3/s (Quảng Nam); Định Bình xả 30 m3/s, Cẩn Hậu xả 5 m3/s (Bình Định); Đồng Tròn xả 20 m3/s, Phú Xuân xả 10 m3/s, Suối Vực xả 15 m3/s (Phú Yên). Hiện còn 24 hồ chứa bị hư hỏng và 34 hồ chứa đang sửa chữa, nâng cấp.

- Khu vực Tây Nguyên dung tích bình quân đạt từ 80%-90%, có 5 hồ đang xả:  Đắk Uy xả 15 m3/s (Kon Tum); Ayun Hạ 96 m3/s, Ia MLá 15 m3/s (Gia Lai); Ea Soup Thượng xả 15 m3/s, Krông Buk Hạ xả 20 m3/s (Đắk Lắk). Hiện còn 41 hồ chứa bị hư hỏng và 23 hồ chứa đang sửa chữa, nâng cấp.

  1. Hồ chứa thủy điện:

Các hồ chứa thủy điện khu vực miền Trung đang ở mức thấp, riêng đối với các hồ khu vực Tây Nguyên và sông Đồng Nai đang ở mức cao; 02 hồ chứa đang xả tràn: Sông Ba Hạ 1.400 m3/s (Q: 400 m3/s, Qxả: 1000m3/s); Sông Bung 6: 89 m3/s.

III. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH, ỨNG PHÓ BÃO SỐ 6

  1. Trung ương:

- Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT đã cùng các Bộ, ngành theo dõi, giám sát liên tục diễn biến của bão; tổ chức họp trực tuyến với các địa phương và tham mưu, ban hành Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Công điện của Ban Chỉ đạo. Các Bộ liên quan (Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Công thương, Ngoại giao) cũng đã ban hành Công điện, Công hàm theo chức năng nhiệm vụ.

 - Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai tổ chức 03 Đoàn công tác đi kiểm tra, chỉ đạo ứng phó với bão số 6:

+ Ngày 09/11, Đoàn do Phó Thủ tướng - Trưởng ban Trịnh Đình Dũng đi kiểm tra, chỉ đạo tại Bình Định và Đoàn do Bộ trưởng - Phó Trưởng ban thường trực Nguyễn Xuân Cường đi kiểm tra tại Quảng Ngãi.

+ Ngày 10/11, Đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đã trực tiếp ở lại cùng các tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa chỉ đạo ứng phó với bão.

- Ngày 10/11/2019, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT có văn bản số 146/TWPCTT gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố khu vực miền Trung, Tây Nguyên về công tác vận hành hồ chứa thủy điện.

- Trung tâm DBKTTV Quốc gia theo dõi sát tình hình, thường xuyên cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo bão.

- Đài THVN, Đài TNVN, các cơ quan thông tấn, báo chí ở TW và địa phương tăng cường thông tin, truyền thông.

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT theo dõi diễn biến của bão và công tác ứng phó của các địa phương; tham gia các đoàn công tác chỉ đạo trực tiếp tại khu vực chịu ảnh hưởng của bão, tăng cường công tác trực ban và cử cán bộ chuyên môn trực tiếp hỗ trợ cho Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa.

  1. Địa phương:

BCH PCTT&TKCN các tỉnh ven biển từ Quảng Nam đến Ninh Thuận và các tỉnh Tây Nguyên triển khai thực hiện nghiêm túc Công điện số 1512/CĐ-TTg ngày 08/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả công tác ứng phó:

- Biên phòng các tỉnh đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 47.330 phương tiện/243.063 lao động biết diễn biến, hướng di chuyển của bão.

- Các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận đã tổ chức cấm biển.

- Đã tổ chức sơ tán tổng cộng 9.869 hộ/ 33.728 người (Quảng Ngãi: 2.909 hộ/ 10.124 người; Bình Định: 2.855 hộ/ 10.596 người; Phú Yên: 2.861 hộ/ 8.815 người; Khánh Hòa: 1.244 hộ/ 4.193 người); so với kế hoạch 34.611 hộ/145.318 người (căn cứ diễn biến của bão, việc sơ tán đã được điều chỉnh so với kế hoạch).

- Đã di dời, chằng chống, gia cố tổng số 179.527 lồng bè (Quảng Ngãi: 38; Bình Định: 1.042; Phú Yên: 119.102; Khánh Hòa: 59.345).

IV. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI BAN ĐẦU:

Qua trao đổi nhanh với trực ban Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các địa phương, sơ bộ đánh giá ban đầu thiệt hại do bão số 6 gây ra không lớn.

- Đến nay không có thiệt hại về người do ảnh hưởng trực tiếp của bão. Tuy nhiên có 02 người chết do bị tai nạn trong lúc chằng chống nhà cửa (01 người ở Phú Yên bị điện giật, 01 người ở Bình Định bị trượt chân ngã).

- Tại Phú Yên xảy ra mất điện cục bộ, đến 6h00/11/11, còn 53/112 xã bị mất điện (đã khôi phục được điện tại 9 xã); ngập cục bộ 50ha mía.                       

- Tại Bình Định: 15,2 ha cây ăn quả gãy, đổ (huyện Hoài Ân); 250m bờ sông, suối bị sạt lở; 02 tàu cá bị hỏng máy ngày 09/11 khi đang hoạt động ở vùng biển nằm ngoài khu vực nguy hiểm do ảnh hưởng của bão, hiện đang được các tàu bạn lai dắt về bờ.

- Tại Khánh Hòa (xã Vạn Ninh, TX Ninh Hòa): 100m kênh mương bị hư hỏng; 40m đường giao thông bị sạt lở; 330ha lúa, 20ha hoa màu bị ngập; thiệt hại 10 bè nuôi trồng thủy hải sản; chìm 02 thuyền (dưới 30CV) do đứt dây neo; 01 công trình hạ tầng bị tốc mái.

V. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TẬP TRUNG TRIỂN KHAI

- Kiểm tra, thống kê đánh giá thiệt hại do bão gây ra.

- Khẩn trương khôi phục hệ thống điện bị sự cố ở Phú Yên và vệ sinh môi trường sau bão.

- Kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu để chủ động sơ tán người dân và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn.

- Theo dõi sát diễn biến mưa lũ, tổ chức vận hành các hồ chứa theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn công trình và hạ du cũng như đảm bảo nguồn nước phát điện, phục vụ sản xuất.

-  Tổ chức trực ban nghiêm túc để chủ động ứng phó với diễn biến thời tiết nguy hiểm có thể xảy ra./. 

Tải file tại đây