BÁO CÁO NHANH
Công tác phòng chống thiên tai ngày 08/10/2020
- Tình hình THỜI TIẾT:
- Tin mưa lớn diện rộng ở Trung Bộ
Từ ngày 09/10 đến 10/10, các tỉnh/thành phố từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi tiếp tục có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 300mm; ở Nam Nghệ An, Bình Định có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa 50-100mm, có nơi trên 10mm. Sau ngày 11/10, các tỉnh Trung Bộ có khả năng xảy ra đợt mưa lớn tiếp theo và kéo dài.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn: Cấp 2.
- Tin cảnh báo mưa dông, gió mạnh và sóng lớn trên biển
Vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Nghệ An đến Cà Mau, phía Nam khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa); khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang và Vịnh Thái Lan có mưa dông mạnh. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh. Sóng biển cao 2,0-4,0m.
Ở vịnh Bắc Bộ và vùng biển ngoài khơi từ Quảng Trị - Thừa Thiên Huế có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8, biển động; khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, biển động mạnh. Từ ngày 09/10 gió yếu dần.
Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
- Tình hình mưa:
- Mưa ngày: 19h/07/10/2020-19h/08/10/2020: khu vực Trung Bộ có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 50-100mm, một số trạm có lượng mưa lớn như: hồ Hố Cau (Đà Nẵng) 251mm; Hương Giang (Hà Tĩnh) 257mm; Tuyên Hóa (Quảng Bình) 136mm; Đại Sơn (Quảng Nam) 208mm; Nam Thạch Hãn (Quảng Trị) 259mm; Cam Tuyền (Quảng Trị) 422mm; Hồ A Lá (T.T.Huế) 343mm; Nhâm - A Lưới (T.T.Huế) 293mm.
- Mưa đêm (19h/08/10 đến 07h/09/10): khu vực Trung Bộ có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 50-80mm, một số trạm có lượng mưa lớn như: Thị trấn A Lưới (T.T.Huế) 135mm; Nam Thạch Hãn (Quảng Trị) 220mm; Hướng Linh (Quảng Trị) 187mm; La Khê (Hà Tĩnh) 141mm; Trường Xuân (Quảng Bình) 165mm; Hồ Khe Ngang (T.T.Huế) 163mm.
- Từ 19h00 ngày 06/10 đến 19h00 ngày 08/10/2020, khu vực Trung Bộ có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 400-600mm, đặc biệt tại một số nơi ở tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế tổng lượng mưa từ 800 đến 1.000mm. Một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: hồ Hố Cau (Đà Nẵng) 626mm; Lâm Thủy (Quảng Bình) 677mm; Khe Sanh (Quảng Trị) 783mm; Hướng Linh (Quảng Trị) 1.015mm; Linh Thượng (Quảng Trị) 782mm; Cam Tuyền (Quảng Trị) 683mm; A Lưới (T.T.Huế) 818mm; Hồ A Lá (T.T.Huế) 833mm; TT Khe Tre (T.T.Huế) 600mm.
- THỦY VĂN
- Các sông khu vực Bắc Bộ:
Trên sông Đà, lưu lượng đến hồ Hòa Bình dao động theo điều tiết của thủy điện Sơn La. Mực nước sông Thao, hạ lưu sông Lô đang xuống. Mực nước hạ lưu sông Hồng sẽ xuống, đến 07h/10/10, mực nước tại Hà Nội có khả năng ở mức 3,0m.
Mực nước trên hệ thống sông Thái Bình dao động thủy triều. Đến 19h/09/10, mực nước sông Thái Bình tại Phả Lại có khả năng ở mức 1,70m.
- Lũ trên các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên:
Hiện nay, lũ trên sông Ngàn Sâu (Hà Tĩnh), sông Bồ (Thừa Thiên Huế) đang lên, sông Kiến Giang (Quảng Bình) lên lại, các sông khác từ Quảng Bình đến Quảng Nam đang xuống.
Mực nước lúc 01h/09/10, trên một sông như sau: sông Ngàn Sâu tại Hòa Duyệt là 6,93m, dưới báo động (BĐ)1; sông Gianh tại Mai Hóa là 4,75m, dưới BĐ2 0,25m; sông Kiến Giang tại Lệ Thủy là 2,89m, trên BĐ3 0,19m (đỉnh lũ đạt 3,29m, trên BĐ3 0,59m vào hồi 13h/8/10); sông Thạch Hãn tại Thạch Hãn là 5,41m, dưới BĐ3 0,59m (đỉnh lũ đạt 6,71m, trên BĐ3 0,71m vào hồi 11h/8/10); sông Hương tại Kim Long là 1,49m, trên BĐ1 0,49m; sông Bồ tại Phú Ốc là 3,09m, trên BĐ2 0,09m; sông Vu Gia tại Ái Nghĩa là 7,59m, dưới BĐ2 0,41m.
Dự báo: Lũ trên sông Ngàn Sâu, các sông ở Thừa Thiên Huế lên chậm; sông Kiến Giang dao động ở mức cao; các sông khác từ Quảng Bình đến Quảng Nam tiếp
tục xuống.
Tình trạng ngập lụt sâu, diện rộng ở vùng trũng thấp, các khu đô thị tại
các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam vẫn tiếp tục diễn ra đến hết ngày
09/10, sau giảm dần. Nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất vùng núi các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam.
Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, lũ quét, sạt lở đất: Cấp 1.
- Mực nước sông Cửu Long: Mực nước sông Cửu Long biến đổi theo triều. Đến ngày 12/10, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 2,20m; tại Châu Đốc ở mức 2,20m.
III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA:
- Hồ chứa thủy điện
- a) Hồ thủy điện trên lưu vực sông Hồng
Tên hồ
|
Thời gian
|
Htl (m)
|
Hhl (m)
|
Qvào (m3/s)
|
Qra (m3/s)
|
MNDBT
|
Sơn La
|
7h
|
08/10
|
216,72
|
118,5
|
2.412
|
2.484
|
215
|
09/10
|
216,81
|
118,68
|
2.589
|
2.589
|
Hòa Bình
|
7h
|
08/10
|
116,51
|
12,6
|
1.841
|
2.111
|
117
|
09/10
|
116,73
|
12,37
|
2.172
|
2.172
|
Tuyên Quang
|
7h
|
08/10
|
120,16
|
50,43
|
713
|
713
|
120
|
09/10
|
120,14
|
50,5
|
494
|
735
|
Thác Bà
|
7h
|
08/10
|
58,10
|
24,57
|
483
|
594
|
58
|
09/10
|
58,07
|
22,96
|
338
|
282
|
Hồ Tuyên Quang và Thác Bà duy trì điều tiết linh hoạt các cửa xả để đảm bảo an toàn công trình theo quy định.
Các hồ tiếp tục thực hiện theo các Công điện số 18, 19/CĐ-TW ngày 6/10/2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai.
- b) Hồ chứa thủy điện khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên
Có 197 hồ cập nhật thông tin, lưu lượng về hồ thủy điện các khu vực: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên Hải miền Trung tăng nhẹ, mực nước các hồ thấp, một số hồ xấp xỉ mực nước chết, các hồ vận hành bình thường, trong đó có 30 hồ chứa khu vực miền Trung và Tây Nguyên vận hành điều tiết qua tràn (Bắc Trung Bộ: 05 hồ, Duyên hải Nam Trung Bộ: 09, Tây Nguyên: 16).
- Hồ chứa thủy lợi
- a) Khu vực Bắc Trung Bộ: Tổng số có 2.323 hồ chứa, các hồ đạt từ 26 - 53% DTTK, một số hồ đang ở mức cao như: hồ Hao Hao 101%, Duồng Cốc 100%, Bai Manh 127% (Thanh Hóa); Cửa Ông 108% (Nghệ An).
- b) Khu vực Nam Trung Bộ: Tổng số có 517 hồ, các hồ đạt từ 15-60% DTTK.
- c) Khu vực Tây Nguyên: Tổng số có 1.246 hồ chứa, các hồ đạt từ 59-89% DTTK.
VIII. TÌNH HÌNH DI DÂN, NGẬP LỤT VÀ THIỆT HẠI
- Tình hình di dân
Ngày 08/10, các địa phương đã tổ chức di dời, sơ tán chủ yếu theo hình thức tại chỗ, tổng cộng khoảng 4.207 hộ/14.017 người (Quảng Trị 3.742 hộ/ 13.120 người, Thừa Thiên Huế 271 hộ/ 780 người, Đà Nẵng 23 hộ/73 người, Quảng Nam: 59 hộ) tại các khu vực bị ngập sâu khi mực nước lũ ở mức cao, các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất. Hiện nay nước đã rút ở nhiều nơi, dự kiến sáng nay các hộ dân sẽ trở về nhà.
- Tình hình ngập lụt: Tổng cộng có 88 xã, cụ thể:
- Tại Quảng Bình: Có 25 thôn, bản thuộc 07 xã của các huyện Minh Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy bị chia cắt cục bộ; 50 hộ dân tại xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa bị ngập sâu 0,5m; các Quốc lộ 15, Quốc lộ
12, 9B, 12A bị ngập với độ sâu từ 0,5 - 1m ; tỉnh lộ: 562, 559B bị ngập 1,5 - 2m gây cản trở giao thông. Hiện nước đã rút.
- Tại Quảng Trị: Trên địa bàn tỉnh đã xảy ra ngập lụt trên diện rộng ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố, bao gồm 71 xã, phường, trong đó đặc biệt tại các huyện Hải Lăng và Triệu Phong hầu hết các xã đều bị ngập.
- Tại Thừa Thiên Huế: QL49B đoạn qua huyện Phong Điền bị ngập, chia cắt nhiều đoạn, sâu nhất 0,8 - 1m; nhiều tuyến Tỉnh lộ tại các huyện Phong Điền, Nam Đông, Phú Vang, Phú Lộc ngập sâu 0,2 - 0,5m; các thôn Tam Lanh xã Lâm Đớt và Thôn A Hưa, xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới bị ngập nước, cô lập.
- Tại Đà Nẵng: Tại huyện Hòa Vang có 08/11 xã có thôn bị ngập lũ, chủ yếu ở các vùng trũng thấp, dọc các tuyến sông; hiện nước đã xuống, chỉ còn ngập cục bộ một số điểm ở vùng trũng thấp.
- Thiệt hại ban đầu từ các địa phương tính đến 06h ngày 09/10 như sau:
- a) Thiệt hại về người: 5 người chết (Quảng Trị: 02, Quảng Ngãi 01, Gia Lai 01, Đak Lak 01) và 8 người mất tích (Quảng Trị: 06, Thừa Thiên Huế: 01, Gia Lai: 01).
- b) Thiệt hại về nông nghiệp, thủy sản
- 772 ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại (Quảng Trị 538 ha; Thừa Thiên Huế 225 ha).
- 32.500 gia cầm bị chết, cuốn trôi (Quảng Trị).
- c) Thiệt hại về giao thông: nhiều khu vực bị sạt lở, ách tắc (khoảng 30 điểm), 01 cầu tại Quảng Trị bị hỏng, 100 m đường bị sạt lở.
- d) Về tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển: 9,0 km bờ biển tại tỉnh Thừa Thiên Huế bị sạt lở, tập trung ở các đoạn qua xã Giang Hải (2,5 km); xã Phú Thuận (2,0 km); xã Phú Diên (2,0 km); xã Phú Hải (1,5 km), xã Hải Dương (1,0 km).
- CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO
- Trung ương
- Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 1372/CĐ-TTg ngày 08/10/2020 về việc tập trung đối phó với mưa lũ tại các tỉnh miền Trung.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lũ lớn tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
- Sáng ngày 08/10/2020, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo TW về PCTT Trần Quang Hoài đã chủ trì cuộc họp chỉ đạo công tác ứng phó với tình hình mưa lũ tại các tỉnh miền Trung.
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TW về PCTT tăng cường công tác trực ban để chủ động nắm bắt tình hình mưa lũ, chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo mưa lũ tới các địa phương để chủ động các biện pháp ứng phó.
- Ngày 08/10/2020, 02 Đoàn công tác của Văn phòng Thường trực BCĐ TWPCTT tiếp tục kiểm tra đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Quảng Trị.
- Địa phương
- Các địa phương đã tổ chức các lực lượng để tìm thi thể nạn nhân và thăm hỏi, động viên gia đình có người chết, mất tích và chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả.
- Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh/TP: Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Đắk Lắk đã có văn bản gửi các sở, ban, ngành và các địa phương đề nghị triển khai các biện pháp ứng phó với tình hình mưa lũ.
- NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
- Các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc Công điện số 1372/CĐ-TTg ngày 08/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung đối phó với mưa lũ tại các tỉnh miền Trung.
- Tiếp tục tổ chức tìm kiếm người còn mất tích; tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kịp thời các gia đình có người chết; chủ động hỗ trợ lương thực, thực phẩm, vệ sinh môi trường, nhà ở, nước sạch, hướng dẫn đảm bảo an toàn đối với các trang thiết bị, vật dụng trước khi cấp điện.
- 3. Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ có thể kéo dài để có biện pháp ứng phó, đặc biệt đối với các khu vực thấp trũng, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất.
- Rà soát, đánh giá thiệt hại do mưa lũ và nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp (nếu có).
- Bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, đặc biệt là tại các khu vực ngập sâu, chảy xiết.
- Chỉ đạo, tổ chức giám sát việc vận hành an toàn các hồ đập trên địa bàn theo quy trình vận hành được cấp thẩm quyền phê duyệt, đồng thời chủ động xử lý mọi tình huống phát sinh trong quá trình vận hành hồ đập.
- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về tình hình mưa lũ; hướng dẫn chính quyền cơ sở, người dân các biện pháp xử lý đảm bảo an toàn trong quá trình khắc phục hậu quả và sẵn sàng các phương án với mưa lũ kéo dài trong thời gian tới.
- Duy trì tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo TWPCTT và Ủy ban Quốc gia ƯPSC, TT&TKCN./.
Tải file đính kèm