Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 07/8/2022



BÁO CÁO NHANH

Công tác phòng, chống thiên tai ngày 07/8/2022

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI

1. Tin về vùng áp thấp trên biển Đông:

Hồi 01h ngày 08/8, vị trí tâm vùng áp thấp ở khoảng 15,8-16,8 độ Vĩ Bắc; 111,5-112,5 độ Kinh Đông, trên khu vưc quần đảo Hoàng Sa.

Dự báo: Trong 24h tới vùng áp thấp di chuyển theo hướng Tây Bắc mỗi giờ đi được 5km và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Đến 01h ngày 09/8, vị trí tâm ATNĐ ở khoảng 17,0 độ Vĩ Bắc; 111,4 độ Kinh Đông, ngay trên khu vực phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6, giật cấp 8.

Vùng nguy hiểm do áp thấp có khả năng mạnh lên thành ATNĐ trên Biển Đông trong 24h tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8): từ vĩ tuyến 15,5-18,5 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 110,0-112,5 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp có khả năng mạnh lên thành ATNĐ trên vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông: Cấp 3.

Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới nối với vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, kết hợp với hoạt động của gió mùa Tây Nam có xu hướng mạnh dần nên ở vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau, khu vực Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) có gió cấp 5, sau tăng lên cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao từ 2,0-4,0m.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: Cấp 2.

2. Tin dự báo mưa lớn:

Ngày 08/8, khu vực Trung Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa từ 50-80mm, có nơi trên 100mm; ở khu vực Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 60mm.

Ngày 09/8, khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 60mm. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng thấp.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá: Cấp 1.

3. Tình hình mưa

- Mưa ngày (19h/06/8-19h/07/8): Các khu vực trên cả nước rải rác có mưa phổ biến từ 30-50mm, một số trạm có mưa lớn hơn như: Việt Cường (Yên Bái) 103mm, Cổ Phúc (Yên Bái) 88mm, Đạo Viện (Tuyên Quang) 71mm, Tĩnh Gia (Thanh Hoá) 97mm, Yên Thành (Nghệ An) 86mm, Đức Bồng (Hà Tĩnh) 89mm, Măng Bút (Kom Tum) 82mm, Ba Nam (Quảng Ngãi) 75mm, Long Khánh (Đồng Nai) 63mm.

- Mưa đêm (19h/07/8-07h/08/8): Khu vực từ Quảng Nam đến Phú Yên và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Cầu Hương An (Quảng Nam) 96mm, Bình Khương (Quảng Ngãi) 94mm, Thủy điện La Hiêng 2 (Phú Yên) 69mm, Kon Tum (Kon Tum) 101mm, Thủy điện Ia Hrung (Gia Lai) 112mm, Ea Kiết (Đắk Lắk) 92mm.

- Mưa 3 ngày (19h/04/8-19h/07/8): Các khu vực trên cả nước rải rác có mưa, tổng lượng mưa phổ biến 80-120mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Chiềng Pha (Sơn La) 237mm, Việt Cương (Yên Bái) 201mm, Thọ Sơn (Phú Thọ) 191mm, Phong Cốc (Quảng Ninh) 246mm, Tiên Lãng (Hải Phòng) 201mm, Tân Hoà (Thái Bình) 181mm, Nam Định (Nam Định) 182mm, Tĩnh Gia (Thanh Hóa) 227mm, Tiên Hà (Quảng Nam) 158mm.

II. TÌNH HÌNH THUỶ VĂN

1. Các sông khu vực Bắc Bộ

Mực nước sông Hồng tại Hà Nội biến đổi chậm, chịu ảnh hưởng của thủy triều, sông Thái Bình tại Phả Lại biến đổi chậm và dao động theo thủy triều. Lúc 07h/08/8 mực nước trên sông Hồng tại trạm Hà Nội là 2,27m trên sông Thái Bình tại trạm Phả Lại là 0,59m. Dự báo: Đến 7h/09/8 mực nước tại trạm Hà Nội có khả năng ở mức 2,1m; đến 19h/08/8, mực nước tại trạm Phả Lại có khả năng ở mức 1,20m.

(Trạm Kẻng Mỏ: lưu lượng dòng chảy về lúc 07h/08/8 là 448,71 m3/s tăng 118,13 m3/s so với lưu lượng lúc 07h/07/8).

2. Các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên

Mực nước các sông biến đổi chậm, mực nước hạ lưu các sông dao động theo thủy triều và điều tiết hồ chứa.

3. Các sông Nam Bộ

- Mực nước lúc 07h/08/8 trên sông Mê Kông tại Kratie (Campuchia) là 14,89m (tăng 0,57m so với ngày 07h/07/8).

- Mực nước cao nhất ngày 07/8 trên sông Tiền tại Tân Châu 1,53m; trên sông Hậu tại Châu Đốc 1,46m. Mực nước 07h/08/8: tại Tân Châu 1,50m, tại Châu Đốc 1,36m.

Dự báo: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi chậm theo triều. Đến ngày 11/8 mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 1,85m; tại Châu Đốc ở mức 1,85m.

III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU

1. Hồ chứa trên hệ thống sông Hồng

Tên hồ

Thời gian

Htl (m)

Hhl (m)

Qvào (m3/s)

Qra (m3/s)

HCP(m)

(từ 20/7 ÷ 21/8)

Sơn La

7h

07/8

193,47

114,89

775

1.031

197,3

08/8

193,61

114,30

1.388

719

Hòa Bình

7h

07/8

99,72

12,3

2.247

2.490

101

08/8

99,21

12,20

1.292

2.504

Tuyên Quang

7h

07/8

97,44

48

498

0

105,2

08/8

98,55

47,63

684

0

Thác Bà

7h

07/8

53,89

20,75

283

0

56

08/8

54,11

20,75

208

0

Các hồ vận hành bình thường và phát điện theo kế hoạch.

2. Tình hình đê điều:

Trong ngày, trực ban không nhận được thông tin về sự cố đê điều xảy ra.

IV. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy PCTT&TKC tỉnh Yên Bái mưa lớn ngày 06-07/8/2022 tại các huyện Trấn Yên, Văn Yên đã làm 01 nhà bị hư hỏng; 6,2ha cây trồng và thuỷ sản bị thiệt hại, ảnh hưởng; 50m ta luy đường liên thôn bị sạt lở; 15m mương thuỷ lợi bị gãy; 01 ngầm tràn và 02 cột điện bị đổ.

V. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ

1. Trung ương

- Ngày 06/8/2022, Văn phòng thường trực BCĐQG PCTT đã có 02 công văn: số 412/VPTT gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang về việc chủ động ứng phó với gió mùa Tây Nam và thời tiết nguy hiểm trên biển; số 413/VPTT gửi các tỉnh miền núi phía Bắc từ Hà Tĩnh trở ra về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, lốc, sét và nguy cơ xảy ra lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.

- Văn phòng thường trực BCĐQG PCTT tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, tham mưu kịp thời lãnh đạo Ban Chỉ đạo công tác chỉ đạo ứng phó; chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó và duy trì liên lạc, đôn đốc, nắm tình hình.

2. Địa phương

- Các tỉnh, thành phố trên cả nước chủ động ứng phó với mưa lớn, lốc, sét, mưa đá; lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ, thông tin đến người dân để chủ động phòng tránh.

- Các tỉnh, thành phố ven biển chủ động ứng phó với gió mùa Tây Nam và thời tiết nguy hiểm trên biển.

- Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN./.

Tải file đính kèm