I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT
1. Tình hình thời tiết
Các khu vực trên cả nước ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
2. Tình hình mưa:
- Mưa ngày (19h/06/5 đến 19h/07/5): Khu vực Trung Bộ, Nam Bộ rải rác có mưa, mưa vừa, lượng mưa phổ biến dưới 30mm; một số trạm có lượng mưa lớn như: Bến Gia (Trà Vinh) 60mm, Cần Thơ (Cần Thơ) 53mm; Trà Ôn (Vĩnh Long) 38mm.
- Mưa đêm (19h/07/5 đến 07h/08/5): Hầu hết các khu vực trên cả nước không mưa, hoặc có mưa nhỏ, lượng mưa không đáng kể; riêng một số trạm tại Cà Mau có mưa: Cái Nước 33m, Đầm Dơi 24mm.
- Mưa 3 ngày (19h/04/5 đến 19h/07/5): Khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to (chủ yếu mưa ngày 05/5), các khu vực khác rải rác có mưa, tổng lượng mưa phổ biến từ 50-100mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn như: Bắc Quang (Hà Giang) 209mm, Thiện Kế (Tuyên Quang) 195mm, TT Sông Hinh (Phú Yên) 193mm, Bình Trung (Bắc Kạn) 152mm, Cù Vân (Thái Nguyên) 141mm, Na Sầm (Lạng Sơn) 130mm.
3. Tình hình thủy văn
- Hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình: Mực nước sông Thao, hạ lưu sông Lô và sông Hồng tiếp tục biến đổi chậm, mực nước các sông hệ thống sông Thái Bình tiếp tục dao động do ảnh hưởng của thủy triều. Mực nước lúc 07h/07/05 sông Hồng tại Hà Nội ở mức 2,12m, sông Thái Bình tại Phả Lại ở mức 1,18m. Dự báo: đến 07h/09/5 mực nước tại Hà Nội có khả năng ở mức 1,90m; đến 19h/08/05, mực nước sông Thái Bình tại Phả Lại có khả năng ở mức 0,5m.
- Các sông Trung Bộ, Tây Nguyên: Mực nước các sông biến đổi chậm, dao động theo thủy triều và điều tiết hồ chứa.
- Các sông Nam Bộ: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long dao động theo triều. Mực nước cao nhất ngày 06/5 tại Tân Châu ở mức 0,63m; tại Châu Đốc ở mức 0,56m. Dự báo: đến ngày 11/5, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 1,25m; tại Châu Đốc ở mức 1,35m.
II. THIỆT HẠI DO THIÊN TAI
Theo Báo cáo của 06 tỉnh, thành phố: Long An, An Giang, Bình Dương, Hậu Giang, Bình Phước, TP. Hồ Chí Minh từ ngày 05-07/5/2021 đã xảy ra mưa lớn kèm lốc xoáy gây thiệt hại:
- Về người: 01 người bị chết do sét đánh (Ông Nguyễn Văn Đến, sinh năm 1971 tại Tổ 09, ấp Bình Chơn, xã Bình Chánh tỉnh An Giang); 03 người bị thương (Bình Phước).
- Về nhà: 15 nhà bị sập (Long An: 05; An Giang: 01 ; Bình Dương: 03; Hậu Giang: 01; Bình Phước: 05), 335 nhà bị tốc mái (Long An: 27; An Giang: 07; Bình Dương: 249; Hậu Giang: 02; Bình Phước: 39; TP.Hồ Chí Minh: 11).
- Về nông nghiệp: 50ha cao su bị gãy đổ (Bình Dương: 45; Bình Phước: 04).
- Về thiệt hại khác: 20 cột điện bị hư hỏng (An Giang: 01 ; Bình Dương: 02; Bình Phước: 15; TP.Hồ Chí Minh: 02); 01 trạm viễn thông bị đổ, gãy (Bình Phước).
Ngay sau khi thiên tai xảy ra, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố đã huy động lực lượng hỗ trợ đưa người bị thương đi cấp cứu, thăm hỏi động viên gia đình có người bị mất, hỗ trợ người dân dọn dẹp hiện trường, khắc phục thiệt hại, ổn định cuộc sống.
III. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
Tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ tình hình mưa, dông, lốc, sét, mưa đá, lũ quét, sạt lở đất, thường xuyên chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo và đôn đốc các địa phương để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
IV. NHỮNG CÔNG VIỆC TRIỂN KHAI TIẾP THEO
- Tổng hợp tình hình thiệt hại và công tác khắc phục hậu quả thiên tai.
- Tổ chức trực ban PCTT, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT và TKCN khi có tình huống xảy ra./.
Tải file đính kèm tại đây!