BÁO CÁO NHANH
Công tác phòng, chống thiên tai ngày 06/8/2022
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI
1. Tin dự báo mưa lớn và cảnh báo lũ, ngập lụt, lũ quét sạt lở đất các tỉnh Bắc Bộ:
Ngày 07/8, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa phổ biến 15-30mm, có nơi trên 60mm.
Trong nhiều ngày tới, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa từ 20-40mm/24h, có nơi trên 50mm/24h.
Ngày 07/8, thượng lưu các sông suối nhỏ khu vực Bắc Bộ sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ từ 1-3m, một số sông suối nhỏ có khả năng lên mức BĐ1.
Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt cục bộ tại các tỉnh vùng núi phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá, lũ, lũ quét, sạt lở đất: Cấp 1.
2. Tin thời tiết nguy hiểm trên biển:
Hồi 01h00 ngày 07/8, vùng áp thấp có vị trí ở vào khoảng 15,5-16,5 độ Vĩ Bắc; 115,5-116,5 độ Kinh Đông.
Dự báo: Trong 24 giờ tới vùng áp thấp di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Bắc và tiếp tục mạnh thêm. Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp nối với vùng áp thấp nên trong ngày 07/8, khu vực Bắc và Giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) và Vịnh Bắc Bộ có mưa rào và dông mạnh; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8.
Khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, biển động; sóng biển cao từ 2,0-4,0m. Khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 8-9.
Cảnh báo: Trong 1-2 ngày tới, vùng áp thấp có nhiều khả năng phát triển thành áp thấp nhiệt đới.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: Cấp 2.
3. Tình hình mưa
- Mưa ngày (19h/05/8-19h/06/8): Khu vực Bắc Bộ đến Nghệ An và các tỉnh Quảng Nam, Ninh Thuận có mưa phổ biến từ 40-80mm, một số trạm có mưa lớn hơn như: Hua Nhân (Sơn La) 111mm, Yên Bái (Yên Bái) 104mm, Hàm Yên (Tuyên Quang) 112mm, Nhạn Môn (Bắc Kạn) 140mm, Thọ Sơn (Phú Thọ) 137mm, Tân Hòa (Thái Bình) 147mm, Nga Thiện (Thanh Hóa) 136mm, Tiên Hà (Quảng Nam) 103mm, Tân Mỹ (Ninh Thuận) 108mm.
- Mưa đêm (19h/05/8-07h/06/8): Khu vực Bắc Bộ đến Nghệ An và tỉnh Bình Phước có mưa phổ biến từ 20-50mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Xà Hồ (Yên Bái) 64mm, Cát Bà (Hải Phòng) 76mm, Hưng Hà (Thái Bình) 99mm, Hạnh Lâm (Nghệ An) 73mm, Thanh An (Bình Phước) 74mm.
- Mưa 3 ngày (19h/03/8-19h/06/8): Các khu vực trên cả nước rải rác có mưa, tổng lượng mưa phổ biến 80-120mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn như: Chiềng Pha (Sơn La) 225mm, Nhạn Môn (Bắc Kạn) 172mm, Thọ Sơn (Phú Thọ) 171mm, Phong Cốc (Quảng Ninh) 222mm, Tiên Lãng (Hải Phòng) 187mm, Thái Bình (Thái Bình) 149mm, Triều Dương (Hưng Yên) 159mm, Nga Thiện (Thanh Hóa) 141mm, Tiên Hà (Quảng Nam) 152mm.
II. TÌNH HÌNH THUỶ VĂN
1. Các sông khu vực Bắc Bộ
Mực nước sông Hồng tại Hà Nội biến đổi chậm, chịu ảnh hưởng của thủy triều, sông Thái Bình tại Phả Lại biến đổi chậm và dao động theo thủy triều. Lúc 07h/07/8 mực nước trên sông Hồng tại trạm Hà Nội là 2,04m trên sông Thái Bình tại trạm Phả Lại là 0,49m. Dự báo: Đến 7h/08/8 mực nước tại trạm Hà Nội có khả năng ở mức 2,25m; đến 19h/07/8, mực nước tại trạm Phả Lại có khả năng ở mức 1,00m.
(Trạm Kẻng Mỏ: lưu lượng dòng chảy về lúc 07h/07/8 là 330,58 m3/s tăng 232,28 m3/s so với lưu lượng lúc 07h/06/8).
2. Các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên
Mực nước các sông biến đổi chậm, mực nước hạ lưu các sông dao động theo thủy triều và điều tiết hồ chứa.
3. Các sông Nam Bộ
- Mực nước lúc 07h/07/8 trên sông Mê Kông tại Kratie (Campuchia) là 14,32m (tăng 0,83m so với ngày 07h/06/8).
- Mực nước cao nhất ngày 06/8 trên sông Tiền tại Tân Châu 1,74m; trên sông Hậu tại Châu Đốc 1,75m. Mực nước 07h/07/8: tại Tân Châu 1,30m, tại Châu Đốc 1,16m.
Dự báo: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi chậm theo triều. Đến ngày 10/8 mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 1,80m; tại Châu Đốc ở mức 1,80m.
III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU
1.Hồ chứa trên hệ thống sông Hồng
Tên hồ
|
Thời gian
|
Htl (m)
|
Hhl (m)
|
Qvào (m3/s)
|
Qra (m3/s)
|
HCP(m)
(từ 20/7 ÷ 21/8)
|
Sơn La
|
7h
|
06/8
|
193,66
|
114,52
|
576
|
576
|
197,3
|
07/8
|
193,47
|
114,89
|
775
|
1.031
|
Hòa Bình
|
7h
|
06/8
|
100,10
|
12,3
|
1.495
|
2.476
|
101
|
07/8
|
99,72
|
12,3
|
2.247
|
2.490
|
Tuyên Quang
|
7h
|
06/8
|
96,44
|
48
|
498
|
0
|
105,2
|
07/8
|
97,44
|
48
|
498
|
0
|
Thác Bà
|
7h
|
06/8
|
53,74
|
20,75
|
556
|
0
|
56
|
07/8
|
53,89
|
20,75
|
283
|
0
|
Các hồ vận hành bình thường và phát điện theo kế hoạch.
2. Tình hình đê điều:
Trong ngày, trực ban không nhận được thông tin về sự cố đê điều xảy ra.
IV. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy PCTT&TKC các tỉnh Hà Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, mưa kèm theo dông lốc ngày 05-06/8/2022 đã làm 01 nhà sập (Vĩnh Long); 42 nhà bị tốc mái (Hà Giang 15, Vĩnh Long 23, Trà Vinh 04); 62 tấm pin năng lượng mặt trời bị hư hại (Vĩnh Long); 5,9ha ngô bị gãy đổ (Hà Giang).
V. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
1. Trung ương
- Ngày 06/8/2022, Văn phòng thường trực BCĐQG PCTT đã có 02 công văn: số 412/VPTT gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang về việc chủ động ứng phó với gió mùa Tây Nam và thời tiết nguy hiểm trên biển; số 413/VPTT gửi các tỉnh miền núi phía Bắc từ Hà Tĩnh trở ra về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, lốc, sét và nguy cơ xảy ra lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
- Văn phòng thường trực BCĐQG PCTT tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, tham mưu kịp thời lãnh đạo Ban Chỉ đạo công tác chỉ đạo ứng phó; chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó và duy trì liên lạc, đôn đốc, nắm tình hình.
2. Địa phương
- Các tỉnh, thành phố trên cả nước chủ động ứng phó với mưa lớn, lốc, sét, mưa đá; lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ, thông tin đến người dân để chủ động phòng tránh.
- Các tỉnh, thành phố ven biển chủ động ứng phó với gió mùa Tây Nam và thời tiết nguy hiểm trên biển.
- Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN./.
Tải file đính kèm