BÁO CÁO NHANH
Công tác phòng, chống thiên tai ngày 06/12/2022
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI
1. Tin dự báo mưa dông, gió mạnh, sóng lớn trên biển
Ngày 07/12, vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau và vùng biển phía Bắc của khu vực Giữa Biển Đông có gió Đông Bắc cấp 5-6, giật cấp 7-8, biển động, sóng biển cao từ 1,5-4,0m; khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng biển cao từ 3,0-5,0m, biển động mạnh. Ngày và đêm 08/12, vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau và vùng biển phía Bắc của khu vực Giữa Biển Đông có gió Đông Bắc mạnh cấp 5-6, sóng biển cao từ 2,0-3,0m, biển động; vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi và khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao 2,0-4,0m, biển động.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2.
- Tin dự báo mưa lớn ở Trung Bộ và cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc sét, gió giật mạnh ở Tây Nguyên
Từ ngày 07-8/12, khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 70-150mm, có nơi trên 250mm; khu vực Quảng Trị, Ninh Thuận và Tây Nguyên có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa phổ biến 20-40mm, có nơi trên 70mm.
Ngày và đêm 09/12, khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa tiếp tục có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-50mm, có nơi trên 70mm.
Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét: cấp 1.
- Tin cảnh báo lũ trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa
Lũ trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hoà đang xuống chậm. Cảnh báo: từ ngày 07-09/12, trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa có khả năng xuất hiện một đợt lũ. Đỉnh lũ trên các sông dao động ở mức BĐ1-BĐ2, có sông trên BĐ2. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ: Cấp 1.
- Tình hình mưa
- Mưa ngày (19h/05/12-19h/06/12): Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 50-120mm; một số trạm có lượng mưa lớn như: Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) 129mm, Ba Điền (Quảng Ngãi) 184mm, Ea M’doan (Đắk Lắk) 224mm, Làng Chồm (Bình Định) 186mm, Phú Mỡ (Phú Yên) 180mm, Hồ Hoa Sơn (Khánh Hòa) 154mm, Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh) 135mm.
- Mưa đêm (19h/06/12-07h/07/12): Khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ rải rác có mưa, mưa vừa, phổ biến từ 20-50mm; riêng tỉnh Ninh Thuận có nơi mưa to, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Trà Hiệp (Quảng Ngãi) 57mm, Vĩnh Hải (Ninh Thuận) 110mm, Nhơn Hải (Ninh Thuận) 86mm.
- Mưa 3 ngày (19h/03/12-19h/06/12): Khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to với tổng lượng mưa phổ biến từ 150-300mm; một số trạm có tổng lượng mưa lớn như: Hồ Nước Rôn (Quảng Nam) 365mm, Trà Kót (Quảng Nam) 408mm, Ba Điền (Quảng Ngãi) 451mm, Ba Tơ (Quảng Ngãi) 356mm, Sông Hinh (Phú Yên) 383mm, Ea M’doan (Đắk Lắk) 371mm.
II. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU
- Hồ chứa thủy lợi
- Khu vực Bắc Trung Bộ: 2.323 hồ, dung tích đạt từ 77% - 99% dung tích thiết kế; 1.319 hồ đầy nước.
- Khu vực Nam Trung Bộ: 517 hồ, dung tích đạt 85% - 100% dung tích thiết kế; 298 hồ đầy nước.
- Khu vực Tây Nguyên: 1.246 hồ, dung tích đạt 86 - 95% dung tích thiết kế; 676 hồ đầy nước.
- Hồ chứa thủy điện
- Khu vực Bắc Bộ: Có 01 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, lưu lượng xả/lưu lượng về hồ (m3/s): Sông Lô 6: 47/278.
- Khu vực Bắc Trung Bộ: Có 05 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, lưu lượng xả/lưu lượng về hồ (m3/s): A Lưới: 68/110; Bình Điền: 237/237; Đăkrông 1: 38/74; Hủa Na: 8/62; Hương Điền: 221/403.
- Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ: Có 20 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, lưu lượng xả/lưu lượng về hồ (m3/s): A Vương: 19/97; Đăk Mi 3: 34/105; Đăk Pring: 102/130; Đăk đrinh: 73/129; Khe Diên: 20/28; Krông Hnăng: 102/180; Nước Xáng: 29/34; Sông Ba Hạ: 400/805; Sông Bung 4: 60/265; Sông Bung 4A: 74/238; Sông Bung 5: 97/303; Sông Bung 6: 72/312; Sông Côn bậc 2: 10/37; Sông Giang 2: 19/31; Sông Hinh: 400/457; Sông Tranh 2: 246/501; Thượng Sông Ông: 28/43; Vĩnh Sơn 5: 130/185; Vĩnh Sơn A: 13/28; Za Hưng: 39/90.
- Khu vực Tây Nguyên: Có 07 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, lưu lượng xả/lưu lượng về hồ (m3/s): Đăk Poone: 28/35; Đăk srông 2: 160/232; Đăk srông 3B: 156/299; Đăk srông: 47/79; Đăk srông 3A: 217/322; Đơn Dương: 15/63; Thượng Kon Tum: 32/59.
- Tình hình đê điều
Trong ngày không ghi nhận thông tin sự cố đê điều.
III. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI
Theo báo cáo nhanh của VPTT BCH&TKCN các tỉnh Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Phú Yên, mưa lớn, lũ từ ngày 01-06/12 đã gây thiệt hại như sau:
- Về người: 04 người chết (Thừa Thiên Huế 03, Phú Yên 01; tăng 01 người tại Phú Yên so với báo cáo ngày 06/12: Ksor Y Dân, sinh năm 2010, trú tại xã Ea Trol, huyện Sông Hinh, bị lũ cuốn trôi khi đi qua suối sáng ngày 02/12).
- Thiệt hại về nhà, nông nghiệp và một số thiệt hại khác không thay đổi so với báo cáo ngày 06/12/2022.
IV. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
- Trung ương
- Ngày 04/12/2022, VPTT BCĐ QGPCTT đã ban hành công văn số 614/VPTT gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Khánh Hoà về việc ứng phó mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất và gió mạnh trên biển.
- Ngày 29/11/2022, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo QGPCTT đã ban hành công văn số 606/VPTT gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố Bắc Bộ, Trung Bộ và các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định về việc ứng phó mưa lũ, rét đậm, rét hại và gió mạnh trên biển.
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo QG về PCTT tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai; chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó.
- Địa phương
- Các tỉnh đã huy động lực lượng, phương tiện tổ chức khắc phục hậu quả, sớm ổn định đời sống, sản xuất của nhân dân.
- 28 tỉnh, thành phố đã ban hành văn bản chỉ đạo, chủ động triển khai ứng phó mưa lũ, rét đậm, rét hại, gió giật mạnh trên biển.
- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo và diễn biến thời tiết, thiên tai, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó và báo cáo tình hình sự cố, thiệt hại.
V. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
- Theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo về mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và gió mạnh, sóng lớn trên biển để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
- Các địa phương tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình có người bị nạn; huy động lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống.
3. Tổ chức trực ban, thường xuyên nắm bắt tình hình thiên tai; báo cáo tình hình về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn./.
Tải file đính kèm