Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 06/10/2020



BÁO CÁO NHANH

Công tác phòng chống thiên tai ngày 06/10/2020 

I. Tình hình THỜI TIẾT:

  1. Tin về vùng áp thấp trên biển Đông và cảnh báo mưa lớn kéo dài ở Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Hồi 01h/07/10, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 11,2-12,2 độ Vĩ Bắc; 111-112 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh từ Phú Yên đến Khánh Hòa khoảng 250km. Dự báo trong 12 giờ tới, di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, 15km-20km/h và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Đến 13h/07/10, vị trí ở khoảng 12,1 độ Vĩ Bắc; 109,5 độ Kinh Đông, ngay trên bờ biển các tỉnh từ Phú Yên đến Khánh Hòa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8. Vùng nguy hiểm do áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 11,0 đến 15,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 113,0 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3.

  1. Cảnh báo mưa lớn kéo dài ở Trung Bộ

Từ ngày 07-11/10, ở các tỉnh Trung Bộ có khả năng mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến 300-500mm/đợt, riêng các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 500-700mm/đợt; các tỉnh Bắc Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 200-350mm/đợt; các tỉnh Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 150-250mm/đợt.

Từ ngày 06-09/10 là cao điểm của đợt mưa 06-11/10. Sau ngày 11/10, mưa lớn ở các tỉnh Trung Bộ có diễn biến phức tạp và có khả năng kéo dài.

  1. Tình hình mưa:

- Mưa ngày (19h/05/10 đến 19h/06/10): Khu vực miền núi phía Bắc, Trung Bộ có mưa, mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 60-90mm. Một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Bát Xát (Lào Cai) 421mm, Cốc Mỳ (Lào Cai) 317mm, Tân Trường (Thanh Hóa) 110mm, Thăng Thọ (Thanh Hóa) 109mm, Hải An (Quảng Trị) 98mm, Hải Lâm (Quảng Trị) 107mm, Lộc Hòa (Thừa Thiên Huế) 101mm, Lộc Thủy (Thừa Thiên Huế) 119mm, Hòa Hải (Đà Nẵng )140mm, Bình Tân (Quảng Ngãi) 122mm.

- Mưa đêm (19h/06/10 đến 07h/07/10): Các tỉnh khu vực Trung Bộ có mưa, mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 60-100mm. Một số trạm có mưa lớn hơn như: Kỳ Thượng (Hà Tĩnh) 116mm, Sơn Trạch (Quảng Bình) 115mm, Hướng Linh (Quảng Trị) 157mm, Linh Thượng (Quảng Trị) 138mm, Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) 128mm, Túy Loan (Đà Nẵng) 118mm, Đại Sơn (Quảng Nam) 104mm,  Bình Khương (Quảng Ngãi) 128mm, Hoài Sơn (Bình Định) 101mm.

- Mưa 3 ngày (19h/03/10 đến 19h/06/10): Các khu vực trên cả nước rải rác có mưa vừa, mưa to, tổng lượng mưa phổ biến từ 80-120mm. Một số trạm có tổng lượng mưa lớn như: Bát Xát (Lào Cai) 421mm, Cốc Mỳ (Lào Cai) 317mm, Cao Bồ (Hà Giang) 199mm, Tân Trường (Thanh Hóa) 171mm, Ia Piơr (Gia Lai) 146mm, Phước Cát 2 (Lâm Đồng) 180mm.

II. THỦY VĂN

  1. Các sông khu vực Bắc Bộ:

Trên sông Chảy, mực nước lũ đã đạt đỉnh lúc 15h/06/10 là 72,49m, trên BĐ1: 1,49m và hiện đã xuống dưới mức BĐ1. Trên sông Đà, lưu lượng đến hồ Hòa Bình dao động theo điều tiết của thủy điện Sơn La. Mực nước sông Thao, hạ lưu sông Lô tiếp tục lên; mực nước sông Hồng tại Hà Nội lúc 07h/07/10 ở mức 3.5m.

Mực nước trên hệ thống sông Thái Bình dao động  thủy triều. Đến 19h/07/10, mực nước sông Thái Bình tại Phả Lại có khả năng ở mức 1,40m.

  1. Các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên: Mực nước các sông biến đổi chậm, dao động theo điều tiết hồ chứa hoặc theo triều.
  2. Mực nước sông Cửu Long: Mực nước sông Cửu Long biến đổi theo triều. Đến ngày 10/10, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 2,10m; tại Châu Đốc ở mức 2,10m.

III. TÌNH HÌNH ĐÊ ĐIỀU, HỒ CHỨA:

  1. Tình hình đê điều

Tổng chiều dài các tuyến đê từ Nghệ An đến Bình Thuận là: 1.817km (đê biển, đê cửa sông: 960km; đê sông: 857km).

Trên hệ thống đê hiện còn tồn tại 63 vị trí xung yếu (Nghệ An: 08; Hà Tĩnh: 07; Quảng Bình: 04; Quảng Trị: 15; Thừa Thiên Huế: 20; Quảng Ngãi: 04; Bình Định: 01; Ninh Thuận: 04) với tổng chiều dài 148,4km.

Ngoài ra, còn có 40 công trình đê điều đang thi công (Nghệ An: 07; Hà Tĩnh: 04; Quảng Bình: 09; Quảng Trị: 03; Thừa Thiên Huế: 03; Đà Nẵng: 01; Quảng Ngãi: 03; Bình Định: 01; Phú Yên: 03; Ninh Thuận: 02; Bình Thuận: 04).

  1. Hồ chứa thủy điện

a) Hồ thủy điện trên lưu vực sông Hồng

Tên hồ

Thời gian

Htl (m)

Hhl (m)

Qvào (m3/s)

Qra (m3/s)

MNDBT

Sơn La

7h

06/10

216,39

118,65

2.944

2.600

215

07/10

216,55

118,4

2.796

2.396

Hòa Bình

7h

06/10

116,87

14,15

2.834

3.974

117

07/10

116,41

14,60

2.187

3.983

Tuyên Quang

7h

06/10

119,78

50,05

1.005

471

120

07/10

120,09

50,75

1.026

786

Thác Bà

7h

06/10

58,11

22,09

446

127

58

07/10

58,15

24,30

793

585

Hồ Hòa Bình duy trì mở 01 cửa xả đáy từ lúc 24h/05/10, hồ Thác Bà chủ động vận hành để giữ mực nước không vượt quá mực nước quy định; hồ Tuyên Quang đã mở 01 cửa xả vào lúc 17h/06/10.

Căn cứ kết quả tính toán của các đơn vị tư vấn, Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai kiến nghị: Tiếp tục thực hiện theo các Công điện số 18, 19/CĐ-TW ngày 6/10/2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai.

b) Hồ chứa thủy điện khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên

Trong tổng số 204 hồ cập nhật thông tin, khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ vận hành bình thường, dung tích bình quân đạt 30-50% dung tích thiết kế, khu vực Tây Nguyên có 09 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn bao gồm: Srepok 3, Đa Dâng 2, Bảo Lộc, Đăk Rtih 1, Đăk Rtih 2, Đăk Nông 2, Đăk Ru, Đăk Rung.

  1. Hồ chứa thủy lợi

a) Khu vực Bắc Trung Bộ: Tổng số có 2.323 hồ chứa, các hồ đạt từ 12 - 49% DTTK, một số hồ đang ở mức cao như: hồ Bai Mang 127% (Thanh Hóa); Cửa Ông 108% (Nghệ An). Hiện có 55 hồ hư hỏng cần lưu ý (Thanh Hóa: 16, Nghệ An: 10, Hà Tĩnh: 8, Quảng Bình: 12, Quảng Trị: 6, Thừa Thiên Huế: 3) và 41 hồ đang thi công (Thanh Hóa: 6; Nghệ An: 14; Quảng Bình: 9; Quảng Trị: 12).

b) Khu vực Nam Trung Bộ: Tổng số có 517 hồ, các hồ đạt từ 12-60% DTTK. Hiện có 24 hồ hư hỏng cần lưu ý (Quảng Nam: 5, Quảng Ngãi: 5, Bình Định: 7, Phú Yên: 2, Bình Thuận: 5) và 31 hồ đang thi công (Quảng Nam 7:; Quảng Ngãi: 10; Bình Định: 10; Khánh Hòa: 4).

c) Khu vực Tây Nguyên: Tổng số có 1.246 hồ chứa, các hồ đạt từ 57-88% DTTK. Hiện có 41 hồ hư hỏng cần chú ý (Kon Tum: 7, Gia Lai: 10, Đắk Lắk: 8, Đắc Nông: 8, Lâm Đồng: 8) và 43 hồ đang thi công (Kom Tum: 14; Đắk Lắk: 10; Đắk Nông: 18; Lâm Đồng: 01).

IV. TÌNH HÌNH TÀU THUYỀN

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Cà Mau có tổng số 61.898 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06m trở lên, trong đó có: 486 tàu cá trong khu vực có khả năng chịu ảnh hưởng của ATNĐ (Nghệ An 02, Quảng Nam 07, Quảng Ngãi 38, Bình Định 133, Khánh Hòa 98, Phú Yên 128, Ninh Thuận 74, Bình Thuận 03, Bà Rịa- Vũng Tàu 01, Kiên Giang 02).

V.TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

- Tổng diện tích nuôi nước mặn, lợ: 16.920 ha (Bắc Trung Bộ: 11.807 ha; Nam Trung Bộ: 5113 ha).

- Tổng diện tích nuôi nước ngọt: 54.058ha (Bắc Trung Bộ: 27.432 ha; Nam Trung Bộ: 9.499 ha, Tây Nguyên: 17.127 ha).

- Tổng diện tích lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản: 4.379 ha (Bắc Trung Bộ: 58,2 ha; Nam Trung Bộ: 4.058,3 ha, Tây Nguyên: 263,5 ha).

VI. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

- Lúa mùa: Tổng diện tích gieo cấy toàn vùng: 378.000ha trong đó diện tích đã thu hoạch 186.000ha, còn lại 192.000ha (Bắc Trung Bộ: 25.000 ha, có thể thu hoạch được; Nam Trung Bộ: 35.000 ha, Tây Nguyên: 132.000 ha, trong đó có 50% diện tích có thể thu hoạch được).

- Hoa màu: có khả năng chịu ảnh hưởng khi xảy ra mưa lớn kéo dài

Rau màu:118.000 ha (Bắc Trung Bộ: 28.500 ha; Nam Trung Bộ: 27.300 ha, Tây Nguyên: 62.500 ha).

Cây cảnh: 1.973ha (Bắc Trung Bộ: 1.090ha; Nam Trung Bộ: 883ha).

VII. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI

Tổng số vật nuôi (có khả năng bị ảnh hưởng khi xảy ra mưa lũ lớn):

- Gia súc: 3.254.923 con (Bắc Trung Bộ: 2.602.408 con; Nam Trung Bộ: 3.288.408 con).

- Gia cầm: 979.375 con (Bắc Trung Bộ: 46.231 con; Nam Trung Bộ: 33.145 con).

 (Trong đó có 1.538 trang trại: Bắc Trung Bộ: 946 trang trại; Nam Trung Bộ: 592 trang trại).

VIII. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI DO MƯA LŨ

Theo báo cáo nhanh số 232/BC-VPTT ngày 6/10/2020 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Lào Cai, đêm 05/10 và sáng 06/10 trên địa bàn tỉnh Lào Cai có mưa lớn diện rộng (Bát Xát: 421mm, Cốc Mỳ: 317mm), mưa lũ làm 02 người chết (ông Phàn Láo Ú, sinh năm 1983 bị lũ cuốn và cháu Phí Thị Ngọc Vy, 3 tuổi bị lũ cuốn); 42 nhà bị ảnh hưởng, thiệt hại; 18,2ha lúa, hoa màu bị thiệt hại; sạt lở Quốc lộ 4D, đường tỉnh 151,156,156B gây ách tắc giao giao thông, đến nay đã thông tuyến. Sau khi xảy ra thiên tai, chính quyền địa phương đã tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình có người chết và chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả.

IX. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO

  1. Trung ương

- Ban Chỉ đạo TW về PCTT có Công điện số 19/CĐ-TW lệnh Giám đốc Công ty Thủy điện Tuyên Quang chủ động vận hành hồ chứa để đảm bảo an toàn.

- Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo TW về PCTT đã có Công điện số 20/CĐ-TW gửi các tỉnh ven biển Nghệ An đến Bình Thuận, các tỉnh Tây Nguyên, miền núi phía Bắc và các Bộ, ngành đề nghị triển khai thực hiện các biện pháp ứng phó với vùng áp thấp và mưa lũ.

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT có Thông báo số 418/VPTT gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Vĩnh Phúc đảm bảo an toàn hạ du khi xả lũ hồ chứa Tuyên Quang.

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TW về PCTT chủ động nắm bắt tình hình thời tiết, thiên tai, chuyển các bản tin dự báo về vùng áp thấp, cảnh báo mưa, lốc, sét, gió giật mạnh tới các địa phương để chủ động các biện pháp ứng phó.

- Ban Chỉ đạo cử 02 đoàn công tác để chỉ đạo ứng phó với áp thấp và mưa lớn kéo dài ở miền Trung.

  1. Địa phương

- Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, TP hạ du hồ Hòa Bình, Tuyên Quang tổ chức triển khai thực hiện Công điện số 19/CĐ-TW ngày 6/10/2020 và Công văn số 135/TWPCTT ngày 05/10/2020 của Ban Chỉ đạo TW về PCTT về việc đảm bảo an toàn hạ du khi xả lũ hồ Hòa Bình;

- Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh/TP: Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Khánh Hòa, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Cà Mau đã có văn bản gửi các sở, ban, ngành và các địa phương đề nghị triển khai các biện pháp ứng phó với vùng áp thấp và mưa lũ.

X. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

  Các Bộ, ngành, địa phương chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với vùng áp thấp và mưa lũ theo nội dung Công điện số 20/CĐ-TWPCTT, trong đó:

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến của vùng áp thấp, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của vùng áp thấp để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm; hướng dẫn neo đậu tàu, thuyền tại các bến, các khu vực cửa sông khi có lũ lớn, đảm bảo an toàn.

- Kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét, ngập sâu, bị chia cắt để sẵn sàng phương án sơ tán dân đến nơi an toàn.

- Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, hồ chứa, công trình bị hư hỏng, đang thi công và các hồ chứa thủy điện, thủy lợi nhỏ, xung yếu. Bố trí lực lượng trực vận hành hồ đảm bảo an toàn.

- Rà soát, sẵn sàng tiêu úng khu vực trũng thấp, khu đô thị, khu công nghiệp, vùng sản xuất nông nghiệp, chủ động thu hoạch lúa, hoa màu đã đến kỳ thu hoạch; bảo vệ các khu nuôi trồng thủy, hải sản.

- Chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu tại các khu vực thường xuyên có nguy cơ bị chia cắt kéo dài do mưa lũ.

- Tăng cường thời lượng phát sóng, truyền tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động ứng phó.

- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời tổ chức cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

- Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên tổng hợp báo cáo tình hình diễn biến thiên tai, thiệt hại về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TW về PCTT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT&TKCN./.

Tải file đính kèm tại đây