I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT (Theo bản tin của TT DBKTTV QG)
1. Tình hình mưa:
1.1. Mưa ngày:
Từ 19h ngày 04/9 đến 19h ngày 05/9, các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Bình tiếp tục có mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, một số trạm có lượng mưa lớn như: Vinh (Nghệ An): 195mm; Hà Tĩnh (Hà Tĩnh): 230mm; Kỳ Anh (Hà Tĩnh): 410mm; Hương Khê (Hà Tĩnh): 201mm; Cẩm Nhượng (Hà Tĩnh): 246mm; Ba Đồn (Quảng Bình): 255mm; Đồng Tâm (Quảng Bình): 196mm; Mai Hóa (Quảng Bình): 274mm.
1.2. Mưa đêm:
Từ 19h ngày 04/9 đến 07h ngày 05/9, các khu vực trên cả nước không mưa hoặc lượng mưa nhỏ không đáng kể, phổ biến dưới 10mm, một số trạm có lượng mưa lớn: Mường Tè (Lai Châu): 67mm, Nậm Mức (Điện Biên): 58mm.
1.3. Mưa đợt:
Từ 19h ngày 01/9 đến 19h ngày 05/9, các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị có mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 300-500mm, một số trạm mưa lớn hơn như: Vinh (Nghệ An): 875mm; Hà Tĩnh (Hà Tĩnh): 937mm; Kỳ Anh (Hà Tĩnh): 862mm; Hương Khê (Hà Tĩnh): 926mm; Chu Lễ (Hà Tĩnh): 862mm; Hòa Duyệt (Hà Tĩnh): 817mm; Tuyên Hóa (Quảng Bình): 734mm; Đồng Tâm (Quảng Bình): 828mm; Mai Hóa (Quảng Bình): 1.000mm; Minh Hóa (Quảng Bình): 931mm; Khe Sanh (Quảng Trị): 781mm.
1.4. Dự báo mưa:
Ngày 06/9, mưa tại Trung Bộ sẽ giảm nhanh.
- Tình hình lũ các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị:
Lũ trên các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị đã đạt đỉnh và đang xuống. Mực nước lúc 04h/06/9 trên các sông như sau:
- Sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ 13,91m, trên BĐ3 0,41m; tại Hòa Duyệt 10,41m, dưới BĐ3 0,09m;
- - Sông Gianh tại Mai Hóa 3,78m, dưới BĐ2 1,22m;
- Sông Kiến Giang tại Lệ Thủy 2,11m, dưới BĐ2 0,09m.
Dự báo: Tối 06/9, mực nước trên các sông khả năng như sau:
- Sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ xuống mức 13,0m, dưới BĐ3 0,5m; tại Hòa Duyệt xuống mức 10,0m, dưới BĐ3 0,5m;
- Sông Gianh tại Mai Hóa xuống dưới mức BĐ1;
- Sông Kiến Giang tại Lệ Thủy xuống mức 1,7m, trên BĐ1 0,5m.
II. TÌNH HÌNH ĐÊ ĐIỀU VÀ HỒ CHỨA
1.Tình hình hồ chứa:
a) Hồ chứa thủy điện:
- Khu vực Bắc Trung Bộ 05 hồ đang vận hành xả qua tràn; thủy điện Hố Hô (Hà Tĩnh) đang xả với lưu lượng 114m3/s.
- Các hồ chứa thủy điện cắt lũ trên lưu vực sông Hồng ở mức thấp, lúc 07h00 ngày 06/9: Hòa Bình: Htl 98,82m/110m; Sơn La: Htl 194,05m/209m; Tuyên Quang: Htl 108,82m/115m; Thác Bà: 51,82m/57m; Bản Vẽ: Htl 187,82m/200.
- b) Hồ chứa thủy lợi khu vực Bắc Trung Bộ:
Tình hình vận hành xả tràn: Hồ Vực Mấu Qxả 17 m3/s (Nghệ An), Hồ Thượng Sông Trí xả 20m3/s, Bộc Nguyên xả 49m3/s, Kim Sơn xả 10 m3/s (Hà Tĩnh).
- Tình hình đê điều: Không thay đổi so với báo cáo nhanh ngày 04/9.
III. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
- Tình hình thu hoạch lúa
- Các tỉnh Bắc Trung Bộ:
+ Lúa hè thu: Đã thu hoạch được khoảng 147.000/165.000 ha, đạt 89%; còn lại 18.000 ha các địa phương đang tập trung thu hoạch.
+ Lúa mùa: Đã thu hoạch 20.000 ha/158.000 ha (Thanh Hóa); còn lại 138.000 ha đang ở giai đoạn chín sắp thu hoạch.
- Các tỉnh Nam Trung Bộ:
+ Lúa hè thu: Đã thu hoạch được khoảng 115.000/176.000 ha, đạt 65%; còn lại 61.000 ha dự kiến đến 10/9 sẽ thu hoạch xong.
+ Lúa mùa: Đã gieo cấy được khoảng 57.000/136.000 ha. Diện tích đã thu hoạch đạt 22.000/57.000 ha, còn lại 35.000 ha dự kiến đến 10/9 sẽ thu hoạch xong.
2. Tình hình vận hành công trình thủy lợi chống ngập úng
Vận hành 16 trạm bơm (Thanh Hóa: 10, Nghệ An: 4, Huế: 2) và 21 cống tiêu (Nghệ An: 9, Quảng Trị: 8, Hà Tĩnh: 4).
IV. TÌNH HÌNH NGẬP ÚNG VÀ THIỆT HẠI
1.Ngập lụt:
- Hà Tĩnh: 64 xã/5.567 hộ bị ngập tại các huyện Hương Khê; Can Lộc; Đức Thọ; Thạch Hà; Vũ Quang; Nghi Xuân; Cẩm Xuyên, Lộc Hà, thị xã Kỳ Anh và thành phố Hà Tĩnh.
- Quảng Bình: Một số xã vùng trũng các huyện Minh Hóa, Lệ Thủy, Bố Trạch, TX. Bà Đồng bị ngập, chia cắt. Đã di dời 1.500 hộ ở Bố Trạch.
- Quảng Trị: Các xã vùng trũng ở huyện Đắkrông, Hướng Hóa; Cam Lộ bị ngập lụt. Đã di dời, sơ tán 5.264 người/1.182 hộ.
2.Thiệt hại:
2.1. Thiệt hại do mưa, lũ:
Ban chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có báo cáo về thiệt hại do mưa lũ như sau:
- Về người: 03 người chết (Hà Tĩnh: 01 người; Quảng Bình: 01 người; Thừa Thiên Huế: 01 người), 01 người bị mất tích (Chi tiết tại phụ lục kèm theo);
- Về nhà:
+ 63 nhà bị hư hại (Hà Tĩnh: 41; Quảng Bình: 01; Quảng Trị: 19; Thừa Thiên Huế: 02).
+ 15.411 nhà bị ngập nước (Nghệ An: 50; Hà Tĩnh: 5.567; Quảng Bình: 8.308 nhà; Quảng Trị: 1.456 nhà; Thừa Thiên Huế: 30 nhà);
- Về nông nghiệp: 16.147ha lúa, hoa màu bị ngập (Nghệ An: 3.857ha; Hà Tĩnh: 6.848ha; Quảng Bình: 568ha; Quảng Trị: 4.874ha); 127 ha cây trồng hàng năm bị ngập (Quảng Trị); 1.330 ha cây ăn quả tập trung bị ngập (Hà Tĩnh).
- Về chăn nuôi: 26 con gia súc và 1.318 con gia cầm bị cuốn trôi.
- Về thủy lợi: 50m kênh mương và 01 đập bị sạt lở, hư hỏng.
- Về thủy sản: 494ha nuôi trồng thủy sản bị ngập (Nghệ An: 439ha; Quảng Bình: 55ha).
- Công nghiệp: 430m dây điện bị đứt.
- Về giao thông: 360 điểm đường quốc lộ bị sạt lở, hư hỏng (Nghệ An: 91; Hà Tĩnh: 79; Quảng Bình: 06; Quảng Trị: 40); 08 cống bị hư hỏng (Nghệ An).
2.2. Thiệt hại khác:
- Tỉnh Yên Bái: 01 người chết (Lý Thị Thanh, sinh năm 1981, xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên); 03 người bị thương do sạt lở đất đá ngày 04/9/2019.
- Tỉnh Quảng Bình: 06 người mất tích do chìm tàu NA 93010 TS/07 LĐ ở cửa sông Gianh (Văn phòng BCH tỉnh đang xác minh).
- Tỉnh Cà Mau: 02 nhà bị tốc mái do mưa dông, lốc xáy tại huyện Trần Văn Thời ngày 04/9/2019.
V.CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH, ỨNG PHÓ THIÊN TAI
- Trung ương:
- Ngày 05/9, Thủ tướng Chính phủ có thư gửi Đồng bào, chiến sỹ và các lực lượng làm công tác PCTT, cứu hộ, cứu nạn các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế.
- Ban Chỉ đạo TWPCTT đã tổ chức đoàn do đồng chí Trần Quang Hoài - Phó Trưởng ban làm trưởng đoàn kiểm tra, chỉ đạo ứng phó lũ, ngập lụt tại huyện Hương Khê, Hà Tĩnh.
- Ngày 03-04/9, Tổng cục Thủy lợi đã cử đoàn công tác chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn hồ chứa nước tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Đăk Nông.
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT thường xuyên cung cấp thông tin về dự báo, cảnh báo diễn biến mưa lớn diện rộng, lũ trên các sông, gió mạnh trên biển đến địa phương qua fax, email, website, viber, facebook…
- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương tiếp tục thông tin, truyền thông về diễn biến mưa lũ phục vụ việc chỉ đạo phòng chống.
- Địa phương:
- Lãnh đạo Tỉnh, BCH PCTT&TKCN đã trực tiếp xuống hiện trường, tiếp cận các khu vực bị ngập, chia cắt, chỉ đạo tổ chức cứu trợ nước, lương thực, thực phẩm.
- Tổ chức các đoàn công tác trực tiếp xuống hiện trường để chỉ đạo công tác ứng phó với tình hình mưa lũ tại các địa bàn trọng điểm về ngập lụt, chia cắt.
- Huy động lực lượng, phương tiện cứu hộ; di dời dân khỏi khu vực ngập, nguy hiểm;
- Hướng dẫn, phân luồng giao thông tại các khu vực nguy hiểm.
- Chỉ đạo lùi lịch khai giảng năm học mới cho 928 trường (Nghệ An: 183, Hà Tĩnh: 323, Quảng Bình: 239, Quảng Trị: 173, Thừa Thiên Huế: 10).
VI.CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
- Tiếp tục tìm kiếm người mất tích, hỗ trợ các gia đình có người bị nạn;
- Đảm bảo an toàn cho người dân, nhất là các khu vực bị ngập nước, đề phòng tai nạn do điện; học sinh tới trường;
- Kiểm tra, tổ chức cứu trợ nước uống, lương thực, thực phẩm kịp thời khi có yêu cầu, không để người dân bị đói, rét; tổng hợp, báo cáo tình hình thiệt hại;
- Vận hành hệ thống công trình tiêu úng, chống ngập lụt;
- Khẩn trương tổ chức xử lý các sự cố sạt lở đất, thông tuyến giao thông;
- Huy động lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, khôi phục nhà cửa, vệ sinh môi trường ngay khi lũ rút, phòng chống dịch bệnh;
- Kiểm tra, đảm bảo an toàn các công trình hồ chứa, đê điều, công trình thủy lợi, phòng, chống thiên tai, cơ sở hạ tầng;
- Tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi diễn biến mưa, lũ, kịp thời tham mưu chỉ đạo ứng phó./.
Tải file