BÁO CÁO NHANH
Công tác phòng, chống thiên tai ngày 05/12/2022
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI
1. Tin dự báo mưa dông, gió mạnh, sóng lớn trên biển
Ngày và đêm 06/12, vịnh Bắc Bộ có gió Đông Bắc cấp 5-6, giật cấp 7-8, sóng biển cao từ 1,5-3,0m; vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau và vùng biển phía Bắc của khu vực Giữa Biển Đông có gió Đông Bắc cấp 6, giật cấp 7-8, biển động, sóng biển cao từ 2,0-4,0m; khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng biển cao từ 3,0-5,0m, biển động mạnh.
Ngày và đêm 07/12, Nam vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Đông Bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, sóng biển cao từ 1,5-2,5m, biển động; vùng biển phía Bắc của khu vực Giữa Biển Đông và vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao từ 2,0-4,0m, biển động; khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng biển cao 3,0-5,0m, biển động mạnh.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2.
2. Tin dự báo mưa lớn ở Trung Bộ
Từ ngày 06/12 đến đêm 07/12, khu vực từ Quảng Trị đến Khánh Hòa có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 60-120mm, có nơi trên 150mm.
Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét: cấp 1.
3. Tin cảnh báo lũ trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa
Từ nay đến ngày 07/12, trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa có khả năng xuất hiện một đợt lũ, biên độ lũ lên ở thượng lưu các sông từ 2-4m, hạ lưu từ 1-2m. Đỉnh lũ trên các sông ở mức BĐ1- BĐ2, có sông trên BĐ2.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ: Cấp 1.
4. Tình hình mưa
- Mưa ngày (19h/04/12-19h/05/12): Khu vực Trung Bộ có mưa vừa, mưa to phổ biến từ 40-90mm; riêng các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi mưa rất to phổ biến từ 90-130mm, một số trạm có mưa lớn như: ở Quảng Ngãi các trạm Trà Hiệp 237mm, Ba Điền 182mm, Ba Cung 147mm, Ba Dinh 140mm; ở Quảng Nam các trạm Trà Giáp 226mm, Trà Nam 217mm, Trà Kot 187mm, Trà Leng 175mm, Trà My 174mm; Tà Lương (Thừa Thiên Huế) 174mm, Hòa Bắc (Đà Nẵng) 146mm.
- Mưa đêm (19h/04/12-07h/05/12): Khu vực Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, phổ biến từ 40-80mm; khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa to đến rất to, phổ biến từ 60-110mm; một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Ea M’doan (Đăk Lăk) 192mm, Cư Kroa (Đăk Lăk) 142mm, Xuân Lãnh (Phú Yên) 137mm, Phú Mỡ (Phú Yên) 132mm, Làng Chồm (Bình Định) 125mm..
- Mưa 3 ngày (19h/02/12-19h/05/12): Khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to với tổng lượng mưa phổ biến từ 200-300mm; riêng tỉnh Quảng Nam có mưa rất to, phổ biến từ 300-450mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn như: Hồ Nước Rôn (Quảng Nam) 737mm, Trà Kót (Quảng Nam) 651mm, Phước Hiệp (Quảng Nam) 562mm, Tiên Lãnh (Quảng Nam) 511mm, Trà My (Quảng Nam) 460mm; Sông Hinh (Phú Yên) 377mm, Ba Điền (Quảng Ngãi) 336mm, Hồ Hoa Sơn (Khánh Hòa) 314mm.
II. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU
1. Hồ chứa thủy lợi
- Khu vực Bắc Trung Bộ: 2.323 hồ, dung tích đạt từ 77% - 99% dung tích thiết kế; 1.319 hồ đầy nước.
- Khu vực Nam Trung Bộ: 517 hồ, dung tích đạt 85% - 100% dung tích thiết kế; 298 hồ đầy nước.
- Khu vực Tây Nguyên: 1.246 hồ, dung tích đạt 86 - 95% dung tích thiết kế; 676 hồ đầy nước.
2. Hồ chứa thủy điện
- Khu vực Bắc Bộ: Có 02 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, lưu lượng xả/lưu lượng về hồ (m3/s): Sông Lô 6: 47/366; Thác Bay: 101/100.
- Khu vực Bắc Trung Bộ: Có 05 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, lưu lượng xả/lưu lượng về hồ (m3/s): A Lưới: 137/176; Bình Điền: 413/478; Đăkrông 1: 77/112; Hủa Na: 8/65; Hương Điền: 1016/1203.
- Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ: Có 19 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, lưu lượng xả/lưu lượng về hồ (m3/s): A Vương: 32/305; Đăk Mi 3: 322/395; Đăk Pring: 162/190; Đăk đrinh: 212/202; Khe Diên: 47/40; Krông Hnăng: 77/155; Nước Xáng: 48/53; Sông Ba Hạ: 200/590; Sông Bung 4: 403/826; Sông Bung 4A: 289/453; Sông Bung 5: 321/526; Sông Bung 6: 443/677; Sông Côn bậc 2: 13/43; Sông Giang 2: 34/44; Sông Hinh: 200/257; Sông Tranh 2: 1251/1676; Thượng Sông Ông: 40/63; Vĩnh Sơn 5: 80/135; Vĩnh Sơn A: 9/22; Za Hưng: 251/293.
- Khu vực Tây Nguyên: Có 06 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, lưu lượng xả/lưu lượng về hồ (m3/s): Đăk srông 2: 40/112; Đăk srông 3B: 29/172; Đăk srông: 15/48; Đăk srông 3A: 91/201; Đơn Dương: 15/61; Thượng Kon Tum: 115/143.
3. Tình hình đê điều
Trong ngày không ghi nhận thông tin sự cố đê điều.
III. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI
Theo báo cáo nhanh của VPTT BCH&TKCN các tỉnh Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Phú Yên, An Giang và Vĩnh Long, thiên tai xảy ra từ ngày 02-05/12 đã gây thiệt hại:
- Về người: 03 người chết ở Thừa Thiên Huế (không thay đổi so với báo cáo ngày 05/12).
- Về giao thông:
Tỉnh Hà Tĩnh: Sạt lở tuyến QL8A đoạn từ xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn đi cửa khẩu quốc tế Cầu Treo với khối lượng khoảng 500m3 đất đá. Đã thông tuyến chiều ngày 05/12.
Tỉnh Quảng Nam: Sạt lở taluy dương đường Trường Sơn Đông gây tắc đường tại Km70-Km73, đã thông xe một làn lúc 13h ngày 05/12/2022; tắc đường do ngập các tuyến: QL.40B tại Km62+380, QL.14H tại K65+402, ĐT.615 đoạn từ Km5+100-Km7+900.
Tỉnh Phú Yên: Sạt lở 7.000m3 mái ta luy dương gây bồi lấp toàn bộ mặt đường Quốc lộ 19C, tại Km143+650 thuộc xã Ea Trol, huyện Sông Hinh, đã thông xe một làn lúc 17h ngày 04/12/2022.
- Về nhà: 31 căn nhà sập và tốc mái ở An Giang; 2.903 nhà bị ngập (2.860 Thừa Thiên Huế, 43 nhà tại Phú Yên), hiện nước đã rút hết.
- Về nông nghiệp: 10,3 ha lúa gieo sạ, 04 ha cây cảnh và 620,3ha hoa màu bị thiệt hại (Quảng Nam); gia súc: 01 con (Quảng Nam); 1,5 ha ao nuôi cá (Quảng Nam).
- Sạt lở đất bờ sông tỉnh Vĩnh Long với quy mô dài 500m, rộng 300m (sông Cổ Chiên đoạn qua ấp Bình Thuận 1, xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ) làm mất khoảng 37.721m2 đất, 11 căn nhà cấp 4 và nhiều tài sản, vật dụng khác. Ước tính tổng thiệt hại ban đầu khoảng 7 tỷ đồng. Địa phương đã cắm biển cảnh báo, không cho người dân đi vào khu vực nguy hiểm và tổ chức di dời 17 hộ dân/ 80 người trong vùng ảnh hưởng đến nơi an toàn.
IV. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
1. Trung ương
- Ngày 04/12/2022, VPTT BCĐ QGPCTT đã ban hành công văn số 614/VPTT gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Khánh Hoà về việc ứng phó mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất và gió mạnh trên biển.
- Ngày 29/11/2022, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo QGPCTT đã ban hành công văn số 606/VPTT gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố Bắc Bộ, Trung Bộ và các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định về việc ứng phó mưa lũ, rét đậm, rét hại và gió mạnh trên biển.
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo QG về PCTT tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai; chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó.
2. Địa phương
- Các tỉnh đã huy động lực lượng, phương tiện tổ chức khắc phục hậu quả, sớm ổn định đời sống, sản xuất của nhân dân.
- 28 tỉnh, thành phố đã ban hành văn bản chỉ đạo, chủ động triển khai ứng phó mưa lũ, rét đậm, rét hại, gió giật mạnh trên biển.
- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo và diễn biến thời tiết, thiên tai, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó và báo cáo tình hình sự cố, thiệt hại.
V. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
1. Theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo về mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất, rét đậm, rét hại ở khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ và gió mạnh, sóng lớn trên biển để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
2. Tổ chức trực ban, thường xuyên nắm bắt tình hình thiên tai, khắc phục hậu quả; báo cáo tình hình về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn./.
Tải file đính kèm