BÁO CÁO NHANH
Công tác phòng, chống thiên tai ngày 05/10/2022
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI
1. Tình hình mưa
- Mưa ngày (19h/04/10-19h/05/10): Các khu vực trên cả nước rải rác có mưa vừa, mưa to, lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, một số trạm có lượng mưa lớn như: Tùng Vài (Hà Giang) 52mm; Lương Sơn (Thanh Hóa) 54mm; Sơn Tây (Hà Tĩnh) 98mm; Sơn Kim 2 (Hà Tĩnh) 98mm; Hướng Linh (Quảng Trị) 52mm; Thủy điện Rào Trăng 4 (Thừa Thiên Huế) 75mm; Đồng Ban (Tây Ninh) 74mm.ải (Ninh Thuận
- Mưa đêm (19h/05/10-07h/06/10): Các khu vực trên cả nước rải rác có mưa, lượng mưa phổ biến 10-30mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn như: Gia Phú (Lào Cai) 90mm; Châu Khê (Nghệ An) 39mm; Huế (Thừa Thiên Huế) 41mm; Phú Lâm (Phú Yên) 51mm; Bến Gia (Trà Vinh) 48mm;
- Mưa 3 ngày (19h/02/10-19h/05/10): Khu vực Trung Bộ có mưa phổ biến từ 70-100mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn như: Hạnh Lâm (Nghệ An) 113mm; Sơn Tây (Hà Tĩnh) 186mm; Lâm Thủy (Quảng Bình) 116mm; hồ A Lá (Thừa Thiên Huế) 136mm; Trường Sa (Khánh Hòa) 117mm.
2. Tin động đất
Theo tin từ Viện Vật lý địa cầu, ngày 05/10 tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã xảy ra 03 trận động đất có độ lớn 2,7-2,9; độ sâu chấn tiêu khoảng từ 8,0÷ 8,3km.
II. TÌNH HÌNH THUỶ VĂN
1. Các sông khu vực Bắc Bộ:
Mực nước lúc 07h/06/10 trên sông Hồng tại Hà Nội là 2,22m, trên sông Thái Bình tại Phả Lại là 1,03m. Dự báo: Đến 07h/07/10 mực nước tại Hà Nội ở mức 2,40m; đến 19h/06/10, mực nước tại Phả Lại ở mức 2,05m.
2. Các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên:
Mực nước lưu vực các sông Mã, sông Cả đang xuống và dưới BĐ1; các sông khác dao động theo thủy triều và điều tiết hồ chứa.
3. Các sông Nam Bộ:
- Mực nước lúc 07h/06/10 trên sông Mê Kông tại Kratie (Campuchia) là 19,70m.
- Mực nước cao nhất ngày 05/10/2022 trên sông Tiền tại Tân Châu 3,38m; trên sông Hậu tại Châu Đốc 2,99m. Mực nước 07h/06/10 trên sông Tiền tại Tân Châu 3,38m; trên sông Hậu tại Châu Đốc 2,99m.
Dự báo: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long dao động theo triều. Đến ngày 09/10, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 3,4m; tại Châu Đốc ở mức 3,0m.
* Tin cảnh báo lũ trên sông Cửu Long: Do ảnh hưởng lũ thượng nguồn kết hợp với kỳ triều cường, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên và đạt đỉnh từ ngày 10-13/10, sau biến đổi chậm. Đỉnh lũ trên sông Tiền tại trạm Tân Châu có khả năng lên mức 3,7m, trên báo động (BĐ)1 0,2m; trên sông Hậu tại trạm Châu Đốc có khả năng lên mức 3,3m, trên BĐ1 0,3m, tại các trạm hạ nguồn sông Cửu Long lên mức BĐ2-BĐ3, có nơi trên BĐ3.
Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt ở các vùng trũng thấp, vùng ven sông, vùng ngoài đê bao tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An và các vùng trũng thấp, ven sông tại các tỉnh hạ nguồn sông Cửu Long, đề phòng tình trạng sạt lở bờ bao, đê bao yếu tại các vùng xảy ra ngập lụt. Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ: Cấp 1
III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU
1. Tình hình hồ chứa
a) Hồ chứa thủy lợi: Theo báo cáo của Tổng cục Thủy lợi, tình hình hồ chứa thủy lợi ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ như sau:
- Khu vực Bắc Bộ: 2.543 hồ đạt khoảng từ 56% - 126% dung tích thiết kế, trong đó có 329 hồ hư hỏng xuống cấp, 141 hồ đang thi công.
- Khu vực Bắc Trung Bộ: 2.323 hồ đạt từ 47% - 105% dung tích thiết kế, trong đó có 311 hồ hư hỏng xuống cấp, 74 hồ đang thi công.
b) Hồ chứa thủy điện khu vực Bắc Trung Bộ: Có 09 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, lưu lượng xả/lưu lượng về hồ (m3/s):A Lưới: 88/130; Bản Ang: 149/251; Chi Khê: 552/1017; Hủa Na: 51/310; Khe Bố: 337/824; Nậm Mô: 200/200; Nậm Pông: 39/61; Nhạc Hạc: 48/83, Xỏong Con: 24/31.
2. Tình hình đê điều
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Thanh Hóa, ngày 04/10, đê tả Mã xuất hiện cung trượt và sụt lún mái đê phía sông đoạn từ K50+200 - K50+350, dài 150m, điểm sụt lún sâu nhất 0,45m. Địa phương đã hoàn thành xử lý giờ đầu gồm các công tác đào bạt phần lún sụt, đắp thay thế bằng đất đồi và phủ bạt ngăn nước mưa.
IV. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI
Theo báo cáo nhanh số 63/BCH-PCTT ngày 05/10/2022 của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Khánh Hòa, chiều ngày 04/10, dông, lốc trên vùng biển Vạn Giã, huyện Vạn Ninh làm 01 thuyền chở hải sản bị chìm khiến 02 người chết: vợ chồng Ông Trần Thái Chi sinh năm 1984 và bà Trịnh Thị Yến Oanh sinh năm 1989, trú tại tổ dân phố số 14, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh. Chính quyền địa phương đã tổ chức thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình nạn nhân.
V. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
1. Trung ương
- Văn phòng thường trực theo dõi sát tình hình, diễn biến của mưa, lũ; thường xuyên cung cấp thông tin và gửi các bản tin cảnh báo, dự báo đến các địa phương để chủ động chỉ đạo, ứng phó.
- Ngày 05/10, Văn phòng thường trực BCĐ QG về PCTT đã tổ chức 02 đoàn công tác do ông Nguyễn Văn Tiến Phó Tổng cục trưởng – Phó Chánh văn phòng và ông Nguyễn Đức Quang – Phó Chánh văn phòng làm trưởng các đoàn hỗ trợ khắc phục hậu quả do mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Nghệ An.
2. Địa phương
- Tỉnh Nghệ An tiếp tục huy động nguồn lực hỗ trợ người dân lương thực, nhu yếu phẩm, dọn dẹp, sửa chữa nhà bị sập đổ, hư hỏng; xử lý các điểm giao thông bị sạt lở, ách tắc, khắc phục các công trình công cộng bị đất đá vùi lấp;
- Các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long chủ động triển khai ứng phó với lũ trên sông Cửu Long.
VI. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN TIẾP TỤC TRIỂN KHAI
1. Thực hiện nghiêm túc các công điện số 875/CĐ-CP ngày 30/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ, số 30/CĐ-QG ngày 29/9/2022 của Văn phòng thường trực BCĐ.
2. Tỉnh Nghệ An tiếp tục thống kê, tổng hợp, báo cáo tình hình thiệt hại; tiếp tục huy động lực lượng khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, tập trung vào hỗ trợ người dân sửa chữa nhà ở, vệ sinh môi trường (huyện Kỳ Sơn và khu vực ngập lụt huyện Hưng Nguyên), khắc phục các điểm sạt lở, vùi lấp đối với tuyến đường giao thông bị ách tắc (đường vào các xã Tà Cạ và Sơn Tây, huyện Kỳ Sơn còn ách tắc).
3. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ để chủ động di dời, sơ tán dân cư, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.
4. Bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu./.
Tải file đính kèm.