BÁO CÁO NHANH
Công tác phòng, chống thiên tai ngày 04/7/2022
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI
1. Tin mưa dông và cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh ở vùng núi và trung du Bắc Bộ
Chiều tối và đêm ngày 05/7, Bắc Bộ có mưa rào và dông với lượng mưa phổ biến 20-50mm, riêng khu vực vùng núi và trung du cục bộ có mưa to trên 80mm. Mưa dông ở Bắc Bộ có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 08-09/7.
Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh vùng núi Bắc Bộ và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá: Cấp 1.
2. Tin nắng nóng ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ
Ngày 05/7, khu vực đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ, có nơi trên 36 độ.
Từ ngày 05-06/7, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ, có nơi trên 38 độ. Nắng nóng ở khu vực Trung Bộ có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 08/7.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng: Cấp 1.
3. Tình hình mưa
- Mưa ngày (19h/03/7-19h/04/7): Khu vực Bắc Bộ và Tây Nguyên có mưa nhỏ, lượng mưa phổ biến từ 10-30mm, một số trạm mưa lớn hơn như: Lao Chải (Hà Giang) 67mm; Nậm Xé (Lào Cai) 88mm, Thủy điện Hòa Thuận (Cao Bằng) 46mm; Gia Viễn (Lâm Đồng) 51mm.
- Mưa đêm (19h/04/7-07h/05/7): Khu vực vùng núi Bắc Bộ và Tây Nguyên có mưa, lượng mưa phổ biến từ 10-30mm, một số trạm mưa lớn hơn như: Nà Chỉ (Hà Giang) 58mm, Xuân Lập (Tuyên Quang) 42mm, Thuận Hà (Đắk Nông) 66mm, Bảo Lộc (Lâm Đồng) 45mm.
- Mưa 3 ngày (19h/01/7-19h/04/7): Khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, lượng mưa phổ biến từ 30-70mm, một số trạm mưa lớn hơn như: Nậm Xé (Lào Cai) 93mm; Si Pha Phìn (Điện Biên) 131mm; Lao Bảo (Quảng Trị) 107mm; Mô Rai (Kon Tum) 242mm; Ô Môn (Cần Thơ) 94mm.
II. TÌNH HÌNH THUỶ VĂN
1. Các sông khu vực Bắc Bộ
Mực nước sông Hồng tại trạm Hà Nội, sông Thái Bình tại Phả Lại đang biến đổi chậm. Lúc 07h/05/7 mực nước trên sông Hồng tại trạm Hà Nội là 3,30m, trên sông Thái Bình tại trạm Phả Lại là 1,52m. Dự báo: Đến 7h/06/7 mực nước tại trạm Hà Nội có khả năng mức 3,05m; đến 19h/05/7, mực nước tại trạm Phả Lại có khả năng ở mức 1,30m.
(Trạm Kẻng Mỏ: lưu lượng dòng chảy về lúc 07h/05/7 là 737,02 m3/s, tăng 90,03 m3/s so với lưu lượng lúc 07h/04/7).
2. Các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên
Mực nước các sông biến đổi chậm, mực nước hạ lưu các sông dao động theo thủy triều và điều tiết hồ chứa.
3. Các sông Nam Bộ
- Mực nước lúc 07h/05/7 trên sông Mê Kông tại Kratie (Campuchia) là 11,12m (tăng 0,53m so với 7h/04/7).
- Mực nước cao nhất ngày 04/7 trên sông Tiền tại Tân Châu là 1,36m (thấp hơn mực nước TBNN cùng kỳ 0,11m); trên sông Hậu tại Châu Đốc 1,45m (thấp hơn mực nước TBNN cùng kỳ 0,01m); Mực nước 07h/05/7: Tân Châu 0,14m, Châu Đốc 0,08m.
Dự báo: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi theo triều. Đến ngày 08/7, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 1,40m; tại Châu Đốc ở mức 1,50m.
III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU
1. Hồ chứa trên hệ thống sông Hồng
Tên hồ
|
Thời gian
|
Htl (m)
|
Hhl (m)
|
Qvào (m3/s)
|
Qra (m3/s)
|
HCP(m)
(từ 16/6 ÷ 19/7)
|
Sơn La
|
7h
|
04/7
|
200,36
|
118,25
|
3.155
|
3.155
|
200
|
05/7
|
200,34
|
118,25
|
2.880
|
3.138
|
Hòa Bình
|
7h
|
04/7
|
104,63
|
13,80
|
3.441
|
3.950
|
105
|
05/7
|
104,74
|
12,50
|
3.484
|
2.365
|
Tuyên Quang
|
7h
|
04/7
|
104,64
|
50,71
|
594
|
737
|
105,2
|
05/7
|
104,23
|
50,72
|
527
|
746
|
Thác Bà
|
7h
|
04/7
|
52,84
|
23,65
|
265
|
440
|
56
|
05/7
|
52,76
|
20,75
|
250
|
0
|
2. Tình hình đê điều: Trong ngày trực ban không nhận được thông tin về sự cố đê điều xảy ra.
IV. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
1. Trung ương
- Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai có Công điện số 19/CĐ-QG hồi 15h00 ngày 04/7/2022 về việc đóng cửa xả đáy số 1 hồ thủy điện Hòa Bình vào hồi 21h00 ngày 04/7/2022.
- Tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai; điện thoại đôn đốc nắm tình hình và chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó.
2. Địa phương
- Các tỉnh khu vực vùng núi Bắc Bộ theo dõi chặt chẽ tình hình mưa và nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ để chủ động ứng phó.
- Các tỉnh/TP khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ theo dõi tình hình nắng nóng, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng tránh.
- Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN./.
Tải file đính kèm