BÁO CÁO NHANH
Công tác phòng, chống thiên tai ngày 03/5/2023
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI
1. Tin dự báo nắng nóng ở Bắc Bộ, Trung Bộ và khu vực Nam Bộ
Ngày 04/5, khu vực các tỉnh từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 38 độ; phía Tây Bắc Bộ và Nam Bộ nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ, có nơi trên 37 độ.
Ngày 05/5, phía Tây Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ, có nơi trên 39 độ; phía Đông Bắc Bộ và Nam Bộ nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ, có nơi trên 37 độ.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng: cấp 1.
2. Tình hình mưa
- Mưa ngày (19h/02/5-19h/03/5): Các khu vực trên cả nước rải rác có mưa nhỏ, lượng mưa phổ biến dưới 20mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Vàng Bó (Lai Châu) 62mm, Pa Tần (Lai Châu) 36mm, Đồng Ban (Tây Ninh) 37mm, Na Ngoi (Nghệ An) 33mm.
- Mưa đêm (19h/03/5-07h/04/5): Các khu vực trên cả nước rải rác có mưa nhỏ hoặc không mưa.
- Mưa 3 ngày (19h/30/4-19h/03/5): Các khu vực trên cả nước rải rác có mưa, mưa vừa, tổng lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Vàng Bó (Lai Châu) 62mm, Song Tử Tây (Khánh Hòa) 55mm, Na Ngoi (Nghệ An) 44mm, Đồng Ban (Tây Ninh) 43mm.
II. TÌNH HÌNH XÂM NHẬP MẶN KHU VỰC NAM BỘ
- Khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai: Độ mặn 4‰ xâm nhập sâu nhất khoảng 45-55km.
- Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Độ mặn 4‰ xâm nhập sâu nhất trên sông Tiền, sông Hậu khoảng 20-30km.
Dự báo: Từ nay đến 10/5, độ mặn tại hầu hết các trạm trên các sông Nam Bộ giảm chậm trong 2-3 ngày đầu, sau tăng chậm. Độ mặn lớn nhất trong tuần tới sẽ xuất hiện vào cuối tuần, và ở mức cao hơn so với cùng kỳ năm 2022; riêng trạm Sông Đốc nhỏ hơn năm 2022.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở ĐBSCL: Cấp 2.
III. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI
1. Theo Báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Điện Biên, chiều tối ngày 02/5 xảy ra mưa kèm dông, lốc trên địa bàn huyện Điện Biên, thành phố Điện Biên và huyện Tủa Chùa làm 65 nhà bị tốc mái (63 nhà tốc mái trên 70%; 02 nhà tốc mái dưới 30%); 01 trạm y tế bị tốc mái hoàn toàn; 52,3 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại từ 30-70%; đổ 140m tường bao. Ước tổng thiệt hại khoảng 7,61 tỷ đồng.
Ngay sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng, hỗ trợ các hộ dân sửa chữa nhà ở, khắc phục thiệt hại, ổn định cuộc sống.
2. Theo Báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Cà Mau, ngày 03/5/2023, tàu cá mang số hiệu CM-05756-TS đang trên đường vào bờ tại 09026’N - 104030’E (cách vàm cửa Hương Mai khoảng 20 hải lý về hướng Tây) thì gặp sóng lớn đánh chìm, 04 thuyền viên trên tàu đã được tàu cá mang số hiệu CM-05663-TS cứu vớt an toàn.
IV. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ỨNG PHÓ
1. Trung ương
Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó.
2. Địa phương
Các địa phương chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với tình hình thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn.
V. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
Theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với nắng nóng, xâm nhập mặn.
Tổ chức trực ban, thường xuyên nắm bắt tình hình thiên tai; báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn./.
Tải file đính kèm