Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 02/8/2023



BÁO CÁO NHANH

Công tác phòng, chống thiên tai ngày 02/8/2023

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI

1. Tin dự báo mưa lớn ở khu vực Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hoá đến Quảng Bình, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

Ngày và đêm 03/8, ở Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Bình, khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, có nơi trên 100mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm). Từ ngày 04/8, mưa lớn ở các khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ có xu hướng giảm dần.

Đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp, khu đô thị. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, và gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá: Cấp 1.

2. Tin dự báo gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Ngày và đêm 03/8, vùng biển từ Khánh Hòa đến Bình Thuận, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), khu vực Giữa Biển Đông và vùng biển phía Bắc của khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, biển động mạnh; sóng biển cao từ 3,0-5,0m. Vùng biển phía Nam vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Quảng Trị đến Phú Yên có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, biển động; sóng biển cao từ 2,0-3,5m. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2.

3. Tin động đất

Theo thông tin từ Viện Vật lý địa cầu, ngày 02-03/8/2023 tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã xảy ra 06 trận động đất (4 trận ngày 02/8 vào lúc 14h41’, 15h36’, 15h53’, 21h33’ và 02 trận ngày 03/8 lúc 0h24’, 7h06’) với độ lớn từ 2,5 đến 2,8; độ sâu chấn tiêu khoảng 8,2km.

4. Tình hình mưa

- Mưa ngày (19h/01/8-19h/02/8): Khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ có mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 40-80mm; một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Mường Nhé (Điện Biên) 124mm; An Lương (Yên Bái) 117mm; Chế Tạo (Yên Bái) 131mm; Đồng Băng (Hoà Bình) 121mm; Ngọc Sơn (Hoà Bình) 105mm; Ia Tơi (Kon Tum) 132mm; Làng Mít Kom II (Gia Lai) 191mm; Thuỷ điện Sê San 4 (Gia Lai) 179mm; Ia Glai (Gia Lai) 167mm; Xã Châu Hoàn (Nghệ An) 87mm.

- Mưa đêm (19h/02/8-07h/03/8): Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 30-60mm; một số trạm có lượng mưa lớn như: Bắc Quang (Hà Giang) 61mm; Việt Tiến (Lào Cai) 69mm; Chi cục thuỷ lợi (Điện Biên) 111mm; Hồ Na Hươm (Điện Biên) 94mm; Mường Lèo (Sơn La) 81mm; Lâm Giang (Yên Bái) 147mm; Tân Hoá (Quảng Bình) 71mm.

- Mưa 3 ngày (19h/30/7-19h/02/8): Khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, tổng lượng mưa phổ biến từ 100-150mm; một số trạm có tổng lượng mưa lớn như: Làng Mít Kom II (Gia Lai) 268mm; Thuỷ điện Sê San 4 (Gia Lai) 252mm; Chế Tạo (Yên Bái) 245mm; Ia Glai (Gia Lai) 236mm; Ia Tơi (Kon Tum) 220mm; Khoái Châu (Hưng Yên) 211mm; Côn Minh (Bắc Kạn) 207mm; Lao Bảo (Quảng Trị) 192mm;  Lạc Lương (Hòa Bình) 187mm; Thanh Hoá (Thanh Hoá) 173mm.

II. TÌNH HÌNH THUỶ VĂN

1. Các sông khu vực Bắc Bộ

- Mực nước sông Hồng tại Hà Nội và mực nước sông Thái Bình tại Phả Lại biến đổi chậm và chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. Lúc 07h/03/8 mực nước trên sông Hồng tại trạm Hà Nội là 1,68m; trên sông Thái Bình tại Phả Lại là 0,98m.

- Dự báo: Đến 07h/04/8, mực nước tại trạm Hà Nội có khả năng ở mức 1,80m; trong 36h tới mực nước tại Phả Lại cao nhất có khả năng ở mức 1,90m và thấp nhất ở mức 0,35m.

2. Các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên

Mực nước các sông ở Trung Bộ biến đổi chậm, mực nước hạ lưu các sông dao động theo thủy triều và điều tiết hồ chứa.

3. Các sông Nam Bộ

- Mực nước lúc 07h/03/8 tại trạm Kratie (sông Mê Công) ở mức 17,46m thấp hơn TBNN cùng kỳ 0,49m.

- Sông Cửu Long: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang lên nhanh, mực nước cao nhất ngày 02/8 trên sông Tiền tại Tân Châu 2,09m; trên sông Hậu tại Châu Đốc 2,12m. Dự báo: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên nhanh, đến ngày 06/8 mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 2,45 m tại Châu Đốc ở mức 2,35m.

III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU

1. Hồ chứa trên hệ thống sông Hồng

Tên hồ

Thời gian

Htl (m)

Hhl (m)

Qvào (m3/s)

Qra (m3/s)

HCP(m)

(từ 20/7 ÷ 21/8)

Sơn La

7h

02/8

194,26

110,90

853

0

197,3

03/8

195,17

112,96

2586

442

Hòa Bình

7h

02/8

96,96

8,45

495

495

101,0

03/8

97,25

7,60

746

281

Tuyên Quang

7h

02/8

100,85

47,55

658

0

105,2

03/8

101,71

48,44

592

228

Thác Bà

7h

02/8

48,26

20,75

150

0

56,0

03/8

48,47

20,75

220

0

 2. Tình hình đê điều

Trong ngày trực ban không nhận được thông tin về sự cố đê điều xảy ra đối với các tuyến đê đã được Bộ quyết định phân loại, phân cấp.

IV. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI

Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh Điện Biên, Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk thiệt hại do mưa lũ, sạt lở đất gây ra từ ngày 28/7 đến ngày 02/8/2023 (cập nhật so với báo cáo ngày 01/8/2023) như sau:

1. Về người: 01 người chết (đã tìm thấy thi thể ông Hồ Trọng Sinh - sinh năm 1965 thường trú tại huyện Đăk Mil, mất tích đêm ngày 31/7/2023 do bị nước cuốn trôi khi lội qua suối tại huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông).

2. Về nhà: 02 nhà bị tốc mái, 01 nhà bị sạt lở (Điện Biên); 237 nhà bị ngập (Đắk Nông 159 nhà, Đắk Lắk 57 nhà).

3. Về diện tích lúa, hoa màu và cây lâu năm ngập úng, hư hỏng: 5.346,2 ha (Điện Biên 84,5 ha; Gia Lai 93,97ha; Đắk Nông 359,7ha; Đắk Lắk 4.808ha).

4. Một số thiệt hại khác:

- Tỉnh Đắc Lăk: Xói lở mái hạ lưu đập, tràn xả lũ của hồ chứa nước Đội 4 xã IaRvê, huyện Ea Súp.

- Đăk Nông: Xuất hiện vết nứt tại QL14, phường Nghĩa Thành, thành phố Gia Nghĩa và vết nứt ở xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức tiếp tục phát triển thêm, ảnh hưởng đến các hộ dân trong khu vực. Địa phương đã tổ chức di dời 72 hộ dân đến nơi an toàn và tổ chức rào chắn, cắm biển cảnh báo không cho các phương tiện lưu thông.

V. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ỨNG PHÓ

1. Trung ương

- Ngày 01/8/2023, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT đã có văn bản số 288/VPTT gửi các tỉnh khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ về ứng phó với mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.

- Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 691/CĐ-TTg ngày 31/7/2023 về việc tập trung khắc phục sạt lở đất tại đèo Bảo Lộc, chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ.

- Ngày 30/7/2023, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT đã có công điện số 06/CĐ-QG gửi các tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên ứng phó với mưa lớn, công điện số 07/CĐ-QG gửi tỉnh Đồng Nai về ứng phó lũ trên sông Đồng Nai, văn bản số 286/VPTT gửi BCH PCTT&TKCN tỉnh Lâm Đồng về việc ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa lớn.

- Tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó.

2. Địa phương

- Các tỉnh, thành phố đã chủ động tổ chức triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất theo công văn số 288/VPTT ngày 01/8/2023 (14 tỉnh[1] đã ban hành văn bản).

- Ngày 31/7/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Công điện số 6579/CĐ-UBND chỉ đạo triển khai các biện pháp trong công tác phòng, chống sạt lở, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân trong mùa mưa bão trên địa bàn tỉnh; huy động lực lượng xung kích PCTT kiểm tra, rà soát những điểm có nguy cơ mất an toàn.

- Các địa phương ban hành công điện và nghiêm túc triển khai Công điện số 691/CĐ-TTg ngày 31/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

- Các địa phương tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

VI. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

1. Các tỉnh khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục thực hiện nghiêm Công điện số 691/CĐ-TTg ngày 31/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ tập trung khắc phục thiệt hại do đợt mưa lũ, sạt lở đất. Trong đó, tập trung xử lý kịp thời các tuyến đường giao thông, công trình hồ đập, thủy lợi bị hư hỏng do mưa lũ gây ra; vệ sinh môi trường đề phòng dịch bệnh; tiêu thoát nước khu vực trũng thấp, đô thị và khu công nghiệp, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống.

2. Các tỉnh khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất theo văn bản số 288/VPTT ngày 01/8/2023 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT.

3. Tỉnh Đồng Nai tiếp tục thực hiện Công điện số 07/CĐ-QG ngày 30/7/2023 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo QGPCTT về việc chủ động ứng phó với nguy cơ ngập lụt trên các khu vực trũng thấp ven sông Đồng Nai.

4. Theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai, mưa lũ, gió mạnh trên biển để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

5. Tổ chức trực ban, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn./.

Tải file đính kèm