Thành phần ca trực
|
Họ và tên
|
|
Trưởng ca trực
|
Lê Minh Nhật
|
Cán bộ trực ban
|
Lê Đức Thành
|
Trịnh Văn Khoa
|
Đào Văn Minh
|
Nguyễn Văn Phú
|
Báo cáo nhanh công tác trực ban phòng chống thiên tai ngày 02/8/2019
I. DIỄN BIẾN BÃO SỐ 3 VÀ MƯA LŨ:
1. Diễn biến bão:
Tối và đêm qua (02/8) bão số 3 đã đi vào khu vực phía Bắc tỉnh Quảng Ninh và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Tại trạm Móng Cái (Quảng Ninh) đã đo được gió mạnh 17m/s (cấp 7), gió giật mạnh 23 m/s (cấp 9), ven biển Quảng Ninh-Hải Phòng đã có gió giật cấp 6-8. Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa đến mưa to, một số nơi mưa rất to như: Móng Cái 209mm, Quảng Hà (Quảng Ninh) 143mm, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 165mm,…
Hồi 04 giờ ngày 03/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,2 độ Vĩ Bắc; 106,9 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh Quảng Ninh-Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-50km/giờ), giật cấp 8.
Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực Nam đồng bằng Bắc Bộ.
Cảnh báo gió mạnh và sóng lớn trên biển: Trong ngày hôm nay, ở vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8. Sóng biển cao từ 2-3m, biển động mạnh.
Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: Ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Các tỉnh ven biển từ Thái Bình đến Thanh Hóa có gió giật cấp 6-7.
Dự báo mưa lớn: Từ nay đến ngày 04/8, ở Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to (tổng lượng mưa phổ biến 100-300mm/đợt, riêng khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa 200-400mm/đợt).
Khu vực Hà Nội: Ngày và đêm nay (03/8) có mưa to đến rất to (tổng lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt).
Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
II. TÌNH HÌNH MƯA:
1. Mưa ngày (19h/01/8-19h/02/8): các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa đến mưa to, lượng mưa phổ biến 20-50mm; một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Điện Biên (Điện Biên) 51mm, Phù Yên (Sơn La) 53mm, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 52mm, Móng Cái (Quảng Ninh) 80mm, Bất Mọt (Thanh Hóa) 91mm .
2. Mưa đêm (19h/02/8-07h/03/8): Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa đến mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, một số trạm có lượng mưa lớn như: Tà Giang (Lai Châu) 150mm, Mộc Châu (Sơn La) 148mm, Mường Pồn (Điện Biên) 72mm, Móng Cái (Quảng Ninh) 209mm, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 169mm, Đoan Tĩnh (Quảng Ninh) 150mm, Chí Linh (Hải Dương) 77mm, Chũ (Bắc Giang) 128mm, Sơn Động (Bắc Giang) 136mm, Mường Lý (Thanh Hóa) 114mm.
3. Mưa 3 ngày (19h/30/7-19h/02/8): Cả nước có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to, một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 98mm, Móng Cái (Quảng Ninh) 96 mm, Bất Mọt (Thanh Hóa) 116mm, Pleiku (Gia Lai) 129mm, Trà Nóc (Cần Thơ) 116mm, Phú Quốc (Kiên Giang) 176mm.
III. TÌNH HÌNH TÀU THUYỀN TRÊN BIỂN
Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho toàn bộ tàu thuyền vào nơi trú tránh bão. Số liệu theo Báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực ngày 02/8/2019.
- Về 21 tàu cá/103 lao động của Quảng Bình đang neo đậu tại đảo Hải Nam, Trung Quốc: Đến 16h40 ngày 02/8 đồn biên phòng Cảng Gianh đã liên lạc được với các tàu.
IV. TÌNH HÌNH ĐÊ ĐIỀU
Tình hình hệ thống đê điều các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh như sau:
- 89 công trình đang thi công.
- 237 vị trí trọng điểm xung yếu.
Đến nay, không có thông tin về sự cố đê điều
V. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA
1. Hồ chứa thủy điện: Hiện đang ở mức thấp, riêng hồ Tuyên Quang xấp xỉ mực nước cao nhất trước lũ và 18 hồ chứa thủy điện vận hành theo quy trình đơn hồ đang xả tràn với lưu lượng từ 10-682m3/s bao gồm các hồ: Thác Xăng: 109m3/s (Lạng Sơn); Thái An, Nho Quế 3, Sông Bạc, Sông Miện 5, Sông Miện 5a, Sông Miện (Hà Giang); Nậm Na 3, (Lai Châu); Bảo Lâm 3 (Cao Bằng); Nậm Núa, Nậm Mức: 348m3/s, Trung Thu: 682m3/s (Điện Biên); Ia Grai 2, Ia Grai 3m (Gia Lai); Đrây Hlinh 1 (Đắk Lắk); Đăk Psi 2B (Kon Tum); Bảo Lộc (Lâm Đồng).
2. Hồ chứa thủy lợi:
- Khu vực Bắc Bộ ở mức 60-70% dung tích; có 03 hồ tại Quảng Ninh đang xả tràn: Đầm Hà Động 10m3/s, Yên Lập 70m3/s, Tràng Vinh 7m3/s. Các hồ khu vực Bắc Trung Bộ ở mức thấp, đạt 25-30% dung tích.
- Đặc biệt có 141 hồ hư hỏng và 62 hồ đang thi công có nguy cơ xảy ra mất an toàn, cần tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo an toàn khi có lũ.
VI. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH, ỨNG PHÓ THIÊN TAI
1. Trung ương:
- Ngày 02/8 Ban Chỉ đạo TW về PCTT đã tổ chức họp để chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 3.
- Ban Chỉ đạo đã tổ chức Đoàn công tác đi Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Hà Nội để chỉ đạo công tác ứng phó với bão, mưa lũ. Trong đó:
+ Đoàn do Phó Thủ tưởng – Trưởng ban Trịnh Định Dũng, Lãnh đạo các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Tài Nguyên và Môi trường, Công Thương kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống bão các khu neo đậu tàu thuyền, khu du lịch và khu hầm mỏ tại Quảng Ninh;
+ Đoàn do Phó trưởng ban Trần Quang Hoài kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống bão, ngập úng an toàn đê điều, các công trình đang thi công tại Hải Phòng, Thái Bình và Nam Định;
+ Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT thường xuyên cập nhật thông tin về bão, mưa, gió và mực nước hàng giờ cập nhật trên trang Webside của Ban Chỉ đạo và chuyển các bản tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, ứng phó;
- Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng chỉ đạo các đơn vị tuyến biển phối hợp cùng địa phương kiểm soát, sắp xếp neo đậu tàu thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản; di dời, đảm bảo an toàn dân cư ở các đảo; các đơn vị vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ chủ động ứng phó mưa lũ, sạt lở đất. Tổ chức 01 đoàn công tác của Bộ Tư lệnh do đồng chí Đại tá Phạm Xuân Diệu - Phó Tham mưu trưởng kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống bão tại Hải Phòng, Quảng Ninh.
- Bộ Công an chỉ đạo Công an các tỉnh thực hiện công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông; hỗ trợ các địa phương di dời, đảm bảo an toàn dân cư.
- Các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Tài Nguyên Môi trường, Công Thương cử Lãnh đạo tham gia các Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo.
- Các cơ quan thông tấn, báo chí trung ương và địa phương đã kịp thời đưa tin về diễn biến của cơn báo số 3 và công tác ứng phó.
- Đài Truyền hình Việt Nam đưa tin về bão số 03, diễn biến thiên tai trên các chương trình thời sự, bản tin thời tiết trên kênh thời sự tổng hợp. Cử các nhóm phóng viên thường trực tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình kịp thời cập nhật, đưa tin về diễn biến thiên tai, công tác chỉ đạo, ứng phó.
2. Địa phương:
- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố tổ chức trực ban, theo dõi các bản tin bão số 03 và diễn biến thiên tai để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó;
- Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định đã thành lập 20 Đoàn công tác, điều động 2.175 lượt CBCS / 252 lượt phương tiện phối hợp, hỗ trợ các địa phương sắp xếp neo đậu tàu thuyền, di dời dân khu vực nguy hiểm và sẵn sàng xử lý tình huống khi có yêu cầu.
- Thành phố Hải Phòng: Đã kêu gọi 3.344 tàu thuyền vào nơi tránh trú bão, hiện không còn phương tiện hoạt động trên biển; di chuyển 41/465 lồng bè (216/1.290 lao động); sơ tán 288 lao động trên các chòi canh hải sản, 728/7.308 người ở các khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.
- Tỉnh Thái Bình: Toàn bộ tàu thuyền đã vào khu neo đậu tránh, trú bão (1.279 tàu thuyền/3.643 lao động); di dời 1.395/1.395 người trên 1.308 chòi canh, 1.415/1.524 lao động ở 1.013 đầm nuôi trồng thủy, hải sản; tiến hành tiêu nước đệm tại các hệ thống thủy nông.
- Tỉnh Nam Định: Đã sắp xếp, neo đậu tại bến 100% tàu thuyền của tỉnh (2.137 tàu thuyền/6.039 lao động), 94 tàu thuyền/740 lao động của các ngoại tỉnh; kêu gọi, di dời 1.317 lao động trên 1.024 lều, chòi canh, 221 lồng bè nuôi trồng thủy sản ngoài đê, trên sông vào nơi tránh trú bão; triển khai tiêu rút nước trên tất cả các hệ thống công trình thủy nông (mở các cống tiêu lúc triều thấp, vận hành 34 máy bơm hệ thống Bắc Nam Hà).
- Tỉnh Ninh Bình: Hoàn thành 100% việc neo đậu tàu, thuyền trú tránh bão trước 9h/02/8 với 127 phương tiện/346 lao động; kêu gọi, di dời toàn bộ 224/224 lao động ở vũng bãi ven biển vào bờ; vận hành 29 máy bơm, 21 cống dưới đê và 04 cống hồ tiêu nước đệm các hệ thống thủy nông.
- Các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định đã ban hành lệnh cấm biển từ ngày 01/8/2019
VII. CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
Hoàn lưu ATNĐ có thể gây mưa lớn và còn diễn biến phức tạp, đề nghị các Bộ ngành, địa phương tiếp tục triển khai nghiêm túc nội dung Công điện số 09/CĐ-TWPCTT ngày 02/8/2019 của Ban Chỉ đạo, trong đó tập trung:
1. Tăng cường lực lượng trực ban phòng chống bão, lũ; chủ động, sẵn sàng tổ chức các đoàn công tác xuống địa bàn để chỉ đạo ứng phó với mưa, lũ.
2. Đối với tuyến biển: Theo dõi diễn biến ATNĐ để quyết định bỏ lệnh cấm biển; khôi phục đời sống, sản xuất của nhân dân. Kiểm tra các công trình ven biển, phát hiện và khắc phục kịp thời các hư hỏng do bão gây ra.
4. Đối với đất liền
- Chủ động vận hành hồ chứa để đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du.
- Kiểm tra, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập; nhất là các công trình đang thi công; triển khai phương án chống ngập úng tại đô thị.
- Rà soát khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Sẵn sàng phương án ứng phó mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất.
- Tổ chức cắm biển cảnh báo; tuần tra, canh gác tại các ngầm tràn, các tuyến đường dễ xảy ra ngập, chia cắt
VIII. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI
1. Tỉnh Thanh Hóa: Theo Báo cáo số 106/BC-PCTT&TKCN của tỉnh Thanh Hóa, ngày 31/7 mưa lớn gây sạt lở đất làm 1 người chết tại thôn Sài Khảo, xã Mường lý, huyện Mường Lát; ngày 01/8 lốc kèm theo mưa lớn đã gây thiệt hại tại hai huyện Quan Hóa và Quan Sơn làm 34 nhà bán kiên cố bị thiệt hại (18 nhà ở huyện Quan Hóa, 16 nhà ở huyện Quan Sơn); 5,3 ha diện tích lường, 1 điểm trường, bị thiệt hại tại huyện Quan Hóa.
2. Tỉnh Lâm Đồng: Theo Báo cáo số 320/BCN-PCTT ngày 02/8/2019 của BCH PCTT&TKCN huyện Đức Linh mưa lớn kèm theo gió, lốc xoáy mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến các xã Đa Kai, Sùng Nhơn, Mê Pu, Võ Xu, Vũ Hòa, Nam Chính, Đức Chính và thị trấn Đức Tài làm thiệt hại: 132 căn nhà (106 nhà ở chính; 26 nhà tạm; 15 ha lúa bị ngã đổ; 27 ha cây cao su, điều và cây công nghiệp bị gãy.
3. Tỉnh Tây Ninh: Theo Báo cáo nhanh số 91/BC-VPTT ngày 01/8/2019 của VPTT BCH tỉnh, ngày 29-30/7/2019 mưa kèm theo giông lốc trên địa bàn huyện Trảng Bàng, Gò Dầu, Hòa Thành làm 01 người bị thương, 01 căn nhà bị sập và 12 căn nhà bị tốc mái.
4. Tỉnh Cà Mau: Theo Báo cáo số 104/BC-VP ngày 02/8/2019, ngày 01/8/2019 trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, Năm Căn xảy ra 03 vụ sạt lở: Sạt lở ven sông Rạnh Gốc tại Tại khóm 4, Thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển với chiều dài 5m làm sập 01 căn nhà; Sạt lở ven rạch Thầy Đội, xã Tam Gang Tây dài 20m, ảnh hưởng 01 căn nhà; Sạt lở Ven sông Vàm Đầm, huyện Năm Căn chiều dài 44m, rộng 20m, thiệt hại 01 căn nhà 01 kho chứa vật liệu xây dựng.
Ngay sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng tại chỗ khắc phục hậu quả, ổn định đời sống của nhân dân./.
Văn phòng thường trực BCĐ TW về PCTT