Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 02/7/2022



BÁO CÁO NHANH

Công tác phòng, chống thiên tai ngày 02/7/2022

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI

1. Diễn biến bão số 01 (CHABA):

- Tối 28/6, vùng áp thấp trên khu vực Bắc biển Đông đã mạnh lên thành ATNĐ. Sáng 30/6, ATNĐ tiếp tục mạnh lên thành bão - cơn bão số 01 (tên quốc tế CHABA).

- Bão đạt sức gió mạnh nhất cấp 12, giật cấp 15  lúc 11h00 ngày 02/7 khi cách bờ biển Quảng Ninh khoảng 380km và đi vào đất liền khu vực phía Đông Bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) lúc 16h00 ngày 02/7 với sức gió mạnh nhất cấp 11, giật cấp 13.

- Đêm 02/7, cơn bão số 1 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Tây Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Sáng sớm 03/7, ATNĐ đã suy yếu thành một vùng áp thấp.

Gió mạnh nhất khu vực ven biển Việt Nam tại Phủ Liễn (Hải Phòng) đạt cấp 7, giật cấp 10; tại Bạch Long Vỹ đạt cấp 7, giật cấp 9; tại Uông Bí và Bãi Cháy (Quảng Ninh) đạt cấp 6, giật cấp 8; tại Thái Thuỵ (Thái Bình) đạt cấp 6.

2. Tin mưa dông và cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

Chiều tối và đêm 03/7, phía Tây Bắc Bộ và khu Đông Bắc Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa phổ biến từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.

Từ ngày 04-07/7, ở Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh vùng núi Bắc Bộ và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét: Cấp 1.

3. Tin thời tiết nguy hiểm trên biển

Ngày và đêm 03/7, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) và vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Vịnh Bắc Bộ có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8; sóng biển cao từ 2,0-4,0m; biển động. Vùng biển từ Bình Định đến Bình Thuận và khu vực giữa Biển ngày hôm nay (03/7) có gió Tây Nam mạnh 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao từ 2,0-3,5m; biển động.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: Cấp 2.

4. Tin dự báo nắng nóng ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ

Ngày 03/7, khu vực Sơn La, Hòa Bình, Việt Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, nhiệt độ phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C, độ ẩm từ 50-60%.

 Ngày 04/7, Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, nhiệt độ phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, nhiệt độ phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 38 độ C, độ ẩm từ 45-60%.

5. Tình hình mưa

- Mưa ngày (19h/01/7-19h/02/7): Khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to có nơi mưa rất to, lượng phổ biến từ 20-50mm, một số trạm mưa lớn như: Phố Lu (Lào Cai) 51mm; Yên Hân (Bắc Kạn) 56mm; Thuỷ Nguyên (Hải Phòng) 52mm; Lao Bảo (Quảng Trị) 103mm; Hướng Phùng (Quảng Trị) 81mm; Ngọc Réo (Kon Tum) 65mm; TP.Bến Tre (Kiên Giang) 64mm.

- Mưa đêm (19h/02/7-07h/03/7): Khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, một số trạm mưa lớn như: Mường Chả (Điện Biên) 71mm; Tiên Sơn (Bắc Giang) 61mm; Đáp Cầu (Bắc Ninh) 56mm.

- Mưa 3 ngày (19h/29/6-19h/02/7): Khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa, mưa vừa, mưa to, lượng phổ biến từ 80-120mm, một số trạm tổng lượng mưa lớn hơn như: Hà Giang (Hà Giang) 132mm; Nà Tấu (Điện Biên) 146mm; Hua Thanh (Điện Biên) 188mm; Hà Lang (Tuyên Quang) 177mm; Việt Trì (Phú Thọ) 183mm; Lao Bảo (Quảng Trị) 123mm; Ngọc Réo (Kon Tum) 139mm; U Minh (Cà Mau) 145mm; Cà Mau (Cà Mau) 135mm.

II. TÌNH HÌNH THUỶ VĂN

1. Các sông khu vực Bắc Bộ:

Mực nước sông Hồng tại trạm Hà Nội, sông Thái Bình tại Phả Lại biến đổi chậm. Lúc 07h/03/7 mực nước trên sông Hồng tại trạm Hà Nội là 3,64m, trên sông Thái Bình tại trạm Phả Lại là 1,55m. Dự báo: Đến 7h/04/7 mực nước tại trạm Hà Nội có khả năng mức 3,9m; đến 19h/03/7, mực nước tại trạm Phả Lại có khả năng ở mức 1,50m.

(Trạm Kẻng Mỏ lưu lượng dòng chảy về lúc 07h/03/7 là 908,3 m3/s, tăng  109,62m3/s so với lưu lượng lúc 07/02/6).

2. Các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên:

Mực nước các sông biến đổi chậm, mực nước hạ lưu các sông dao động theo thủy triều và điều tiết hồ chứa.

3. Các sông Nam Bộ:

- Mực nước lúc 07h ngày 03/7 trên sông Mê Kông tại Kratie (Campuchia) là 10,57m (tăng 0,01m so với 7h/01/7).

- Mực nước cao nhất ngày 02/7 trên sông Tiền tại Tân Châu 1,39m (thấp hơn mực nước TBNN cùng kỳ 0,15m); trên sông Hậu tại Châu Đốc 1,47m (thấp hơn mực nước TBNN cùng kỳ 0,05m); Mực nước 07h/03/7: Tân Châu 0,13m, Châu Đốc 0 m.

Dự báo: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi theo triều. Đến ngày 06/7, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 1,40m; tại Châu Đốc ở mức 1,50m.

III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU

1. Tình hình hồ chứa:

Tên hồ

Thời gian

Htl (m)

Hhl (m)

Qvào (m3/s)

Qra (m3/s)

HCP(m)

(từ 16/6 ÷ 19/7)

Sơn La

7h

02/7

200,41

117,86

2,731

2,731

200

03/7

200,34

117,50

2,587

2,587

Hòa Bình

7h

02/7

105,00

13,80

3,952

3,952

105

03/7

104,84

13,80

3,952

3,952

Tuyên Quang

7h

02/7

104,90

47,90

530

166

105,2

03/7

104,84

47,30

366

0

Thác Bà

7h

02/7

52,87

20,75

250

0

56

03/7

52,84

20,75

242

0

Hiện nay, hồ Hoà Bình đang mở 01 cửa xả đáy để đưa dần mực nước về mực nước theo quy định trong mùa lũ.

2. Tình hình đê điều: Trong ngày trực ban không nhận được thông tin về sự cố đê điều xảy ra.

IV. NHỮNG CÔNG VIỆC ĐÃ CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ

1. Trung ương

- Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 564/CĐ-TTg ngày 01/7/2022 yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung ứng phó bão số 1 và mưa lũ.

- Ban Chỉ đạo, Văn phòng TT đã ban hành 03 Công điện, 03 văn bản chỉ đạo sớm (ngay từ khi hình thành vùng áp thấp trên biển Đông); Lãnh đạo VPTT trực tiếp điện, đôn đốc các tỉnh/Tp triển khai ứng phó, cập nhật công tác chỉ đạo triển khai.

- Sáng ngày 02/7/2022, Phó Thủ tướng – Trưởng ban Chỉ đạo Lê Văn Thành đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương để ứng phó với bão số 1.

- Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải có Công điện chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng lực lượng, phương tiện kịp thời xử lý khi có tình huống; Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức kiểm đếm, kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của bão.

2. Địa phương:

- 17/17 tỉnh/TP ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hoà đã có công điện, văn bản chỉ đạo các sở ngành, địa phương sẵn sàng các biện pháp ứng phó với bão. Đặc biệt đối với 04 tỉnh/TP Đ.Nẵng Q.Nam, Q.Ngãi và B.Định đã kêu gọi, hướng dẫn cho 655 tàu/4.301 người thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.

- Quảng Ninh: 10h ngày 02/7/2022, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN&PTDS tỉnh đã tạm ngừng cấp phép cho các phương tiện vận tải du lịch biển, lưu trú qua đêm trên biển hoạt động trên địa bàn tỉnh, sáng ngày 03/7, các tàu du lịch đã hoạt động trở lại.

- Hải Phòng: Ngày 02/7/2022, có khoảng 11.625 khách du lịch đang lưu trú tại đảo Cát Bà, một số khách đang di chuyển về đất liền; huyện Cát Hải đã thông báo yêu cầu tất cả tàu du lịch đến 17h ngày 02/7/2022 dừng hoạt động trên Vịnh, sáng 09h/03/7 tàu thuyền hoạt động trở lại.

V. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

- Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến, nguy cơ rủi ro đối với các đối tượng chịu tác động gió mạnh, sóng lớn trên biển.

- Các tỉnh/TP khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ theo dõi tình hình nắng nóng, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng tránh;

- Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN./.

Tải file ở đây