BÁO CÁO NHANH
Công tác phòng, chống thiên tai ngày 02/4/2023
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI
1. Tin nắng nóng ở khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ
Ngày 03/4 khu vực vùng núi từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 37 độ; vùng ven biển Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, khu vực từ Đà Nẵng đến Phú Yên và phía Tây Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ, nhiệt độ cao nhất phổ biến 34-36 độ, có nơi trên 36 độ.
Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng: Cấp 1.
2. Tin động đất
Theo thông tin từ Viện Vật lý địa cầu, tại huyện Kon plong tỉnh Kon Tum xảy ra 01 trận động đất vào hồi 21h49 ngày 02/4 với độ lớn 2,8; độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1 km.
3. Tình hình mưa
- Mưa ngày (19h/01/4-19h/02/4): Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rải rác, lượng mưa phổ biến dưới 40mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Đăk Đoa (Gia Lai) 46mm, Cần Thơ (Cần Thơ) 63mm.
- Mưa đêm (19h/02/4-07h/03/4): Khu vực miền núi phía Bắc rải rác có mưa, lượng mưa phổ biến dưới 20mm, một số trạm có mưa lớn hơn như: Minh Ngọc (Hà Giang) 27mm, Thạch Lâm (Cao Bằng) 30mm, Bình Liêu (Bắc Giang) 30mm.
- Mưa 3 ngày (19h/30/3-19h/02/4): Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rải rác, tổng lượng mưa phổ biến dưới 60mm; một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: A Bung (Quảng Trị) 69mm, Bến Tre (Kiên Giang) 105mm.
II. TÌNH HÌNH XÂM NHẬP MẶN KHU VỰC NAM BỘ
- Khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai: Độ mặn 4‰ xâm nhập cách cửa sông khoảng 50-55km.
- Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Độ mặn 4‰ xâm nhập sâu nhất trên sông Tiền, sông Hậu từ 35-45km.
Dự báo: Từ nay đến 10/4/2023, xâm nhập mặn ở ĐBSCL có xu thế tăng dần đạt mức cao nhất vào giữa tuần, sau đó giảm dần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức tương đương độ mặn cao nhất tháng 4/2022.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn: Cấp 1-2.
III. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ỨNG PHÓ
1. Trung ương
Văn phòng thường trực tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó.
2. Địa phương
Các địa phương chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với nắng nóng, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh và xâm nhập mặn.
III. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
Theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai, nắng nóng, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh, xâm nhập mặn để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
Tổ chức trực ban, thường xuyên nắm bắt tình hình thiên tai; báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn./.
Tải file đính kèm