Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 02/4/2022



BÁO CÁO NHANH

Công tác phòng, chống thiên tai ngày 02/4/2022

I. TÌNH HÌNH MƯA, LŨ

1. Diễn biến mưa, lũ bất thường (19h/30/3 - 7h/2/4):

Mưa: từ Quảng Trị - Quảng Ngãi từ 200-500mm; Quảng Bình và từ Bình Định - Khánh Hòa 150-300m; một số trạm mưa lớn: Quảng Trị (Hải Lâm): 449mm; T.T.Huế (Khe Tre 764mm; A Lưới 545mm); Đà Nẵng (Hòa Phú Thành) 491mm; Quảng Nam (Điện Hồng 495mm; Hà Thanh 478mm); Quãng Ngãi (Trà Phú) 381mm; Bình Định (Mỹ Thọ) 348mm; Phú Yên (Sơn Nguyên) 274mm, Khánh Hòa (Hoa Sơn) 275mm.

Lũ: trên các sông Quảng Bình - Thừa Thiên Huế đạt đỉnh trong đêm 01/4, đỉnh lũ dưới BĐ2, cụ thể: Sông Kiến Giang tại Lệ Thủy là 1,97m (23h/01/4), dưới BĐ2 0,03m; Sông Thạch Hãn tại Thạch Hãn là 4,15m (23h/01/4), dưới BĐ2 0,35m; Sông Bồ (TT.Huế) tại Phú Ốc là 3,03m (01h/02/4), trên BĐ2 0,03m; trên sông Hương tại Kim Long là 1,3m (01h/02/4), trên BĐ1 0,3m.

2. Từ 07h/02/4-19h/02/4: khu vực Trung bộ có mưa nhỏ, mưa vừa, phổ biến dưới 30 mm, một số trạm mưa lớn hơn: Khánh Hòa (Khánh Nam) 53 mm; T.T.Huế (Giang Hải 49 mm; TT Khe Tre 43 mm); Quảng Ngãi (Lý Sơn) 40 mm; Đà Nẵng (Hoàng Sa) 39 mm. Các tỉnh từ Quảng Bình ra phía Bắc mưa < 30 mm. Khu vực Nam bộ và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, phổ biến dưới 50mm, một số trạm mưa lớn hơn: Đồng Nai (Đăk Lua) 118mm; An Giang (Thới Bình) 91mm; Cà Mau (U Minh)82mm; Lâm Đồng (Đức Phổ) 80mm; Bình Phước (Nghĩa Trung) 76mm. Lũ các sông đã giảm ở mức dưới BĐ1.

3. Từ 19h/02/4 – 07h/03/4: Khu vực Trung Bộ có mưa vừa, lượng mưa phổ biến dưới 30mm, riêng Thừa Thiên Huế (TT Khe Tre) 74mm, Đà Nẵng (Suối Đá) 55mm; khu vực Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, phổ biến từ 20-60mm, một số trạm mưa lớn hơn: Bình Phước (Lộc Thạnh 147mm, Lộc Ninh 130mm, Thanh An 86mm); Cà Mau (Viễn An Đông 156mm, U Minh 71mm, Cái Nước 82mm).

4. Dự báo:

Từ đêm 03-06/4, khu vực từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông, lượng mưa từ Đà Nẵng đến Quảng Nam từ 100-150 mm, có nơi trên 200 mm; Quảng Ngãi đến Bình Định từ 100-200 mm, có nơi trên 250 mm; Phú Yên đến Khánh Hòa từ 100-180 mm, có nơi trên 200 mm; Tây Nguyên từ 70-120 mm, có nơi trên 150 mm.

 Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá: Cấp 1.

II. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI

- 02 người chết (Phú Yên 01, Quảng Nam 01), 01 người mất tích (Phú Yên: 01 người chìm ghe); 05 bị thương nhẹ (Thừa Thiên Huế).

- 02 nhà bị sập, 49 nhà tốc mái, 229 ghe thuyền bị chìm, các địa phương đang trục vớt, khắc phục.

- 2.543 lồng bè bị thiệt hại;

- 06 điểm sạt lở giao thông;

- Thiệt hại về lúa, hoa màu: 103.057ha, cụ thể:

+ Lúa 88.274ha (Quảng Bình 5.155ha, Quảng Trị 8.990ha, Thừa Thiên Huế 20.090ha, Đà Nẵng 912ha, Quảng Nam 16.800ha, Quảng Ngãi 5.129ha, Bình Định 15.122ha, Phú Yên 15.719 ha, Khánh Hòa: 357ha);

+ Hoa màu 14.783ha (Quảng Bình 224ha, Quảng Trị 2.732ha, Thừa Thiên Huế 2.327ha, Đà Nẵng 244ha, Quảng Nam 4.500ha, Quảng Ngãi 1.743ha, Bình Định 2.326ha, Phú Yên 686ha).

- Thiệt hại về cây trồng khác: ngập úng 160.000 cây cảnh và 6ha chuối, 40ha cây trồng hàng năm.

- Ngập lụt: nước đã rút; hiện chỉ còn một số huyện Đakrông, Triệu Phong, Hải Lăng (Quảng Trị) ngập trung bình 1,0-1,5m, nước rút chậm, dự kiến ngày 03/4 sẽ rút hết, địa phương đang tích cực hỗ trợ gia cố đê bao bị tràn (Hải Thọ, Hải Định, Hải Dương, Hải Phong, Hải Trường, Hải Lâm…);

- Đập tạm ngăn mặn trên sông Vĩnh Điện, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam bị vỡ (21h30 ngày 1/4): đã cuốn trôi cát, cọc cừ và bạt phần gia cố nâng thêm cao trình thiết kế để ứng phó với đợt lũ này (đập bảo vệ 1.800ha lúa) ước tính thiệt hại khoảng 2 tỷ đồng. Hiện Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Quảng Nam đang theo dõi và có giải pháp khắc phục sau khi dòng chảy ổn định trở lại.

III. CÔNG TÁC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

- Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã tổ chức thăm hỏi động viên các gia đình có người bị nạn và kiểm tra công tác khắc phục hậu quả tại cảng cá Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và huyện Tuy An, Phú Yên.

- Các địa phương đang tích cực khẩn trương tiêu úng để nước rút đến đâu thu hoạch đến đó, tính đến 7h sáng 3/4 đã thu hoạch: Quảng Ngãi 400ha; Bình Định 21.901ha; Phú Yên 1.157ha.

- Địa phương đã hỗ trợ trục vớt, tu sửa tàu thuyền bị chìm: Thừa Thiên Huế: đã trục vớt 05 thuyền và 02 ghe xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc; Bình Định: đã trục vớt đượt 12/55 tàu; hỗ trợ 02 triệu đồng/tàu (20CV); 15 triệu đồng đối với tàu chìm hoặc bị hư hỏng (20-50CV); Phú Yên: đã trục vớt 86/117 tàu; Khánh Hoà: đã trục vớt 7/28 tàu.

IV. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ

1. Trung ương:

- Ngày 02/4/2022, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 298/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ khu vực miền Trung.

- Ngày 01/4 và 02/4/2022, Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT đã tổ chức đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó trưởng Ban Chỉ đạo làm trưởng đoàn đi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả tại khu vực miền Trung.

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo thường xuyên theo dõi chặt chẽ tình hình thiên tai, chuyển các bản tin cảnh báo, dự báo đến các địa phương để chủ động triển khai ứng phó; hướng dẫn cách phòng, chống thiên tai đến người dân, cộng đồng.

- Đăng tải 03 bài lên trang Web của Ban Chỉ đạo, 07 bài Zalo, 03 bài Facebook, tiếp cận hơn 60.000 người về các thông tin liên quan đến đợt mưa lũ.

2. Địa phương:

- Các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ tình hình thiên tai, chủ động triển khai biện pháp ứng phó theo chỉ đạo tại các văn bản của Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo QG về PCTT.

- Tổ chức rà soát, thống kê thiệt hại, thường xuyên có báo cáo về Văn phòng thường trực BCĐ QG về PCTT.

V. CÔNG VIỆC TRIỂN KHAI TIẾP THEO

- Các địa phương khẩn trương, tranh thủ khắc phục sớm nhất, nhanh nhất thiệt hại, hỗ trợ ngay cho người bị thiệt hại ổn định cuộc sống, có chính sách giúp dân tái sản xuất; thường xuyên nắm bắt thông tin, sẵn sàng ứng phó với đợt mưa từ đêm 03-06/4;

- Hỗ trợ người dân về lương thực để không hộ nào bị thiếu đói;

- Huy động lực lượng giúp nhân dân vệ sinh môi trường, khôi phục nhà ở bị tốc mái, ngập lụt, ổn định đời sống ngay sau khi lũ rút; vệ sinh các cơ sở hạ tầng, công sở để sớm đi vào hoạt động;

- Chỉ đạo cơ quan điện lực kiểm tra mạng lưới điện, công ty công viên cây xanh rà soát những cây có khả năng gãy, đổ để tránh sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.

- Tổ chức rà soát, thống kê đánh giá thiệt hại và kịp thời đề xuất nhu cầu hỗ trợ khi vượt quá khả năng khắc phục của địa phương.

- Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT và Văn phòng UBQG ƯPSC,TT&TKCN./.

 

Tải file đính kèm