Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 01/8/2019



Thành phần ca trực

Họ và tên

 

Trưởng ca trực

Nguyễn Văn Hải

Cán bộ trực ban

Nguyễn Tôn Quân

Nguyễn Hữu Đức

Đào Việt Anh

Vũ Lê Minh

 

BÁO CÁO

Công tác trực ban phòng chống thiên tai ngày 01/8/2019

 

  1. DIỄN BIẾN BÃO SỐ 3:

- Sáng 02/8, bão đi vào khu vực vịnh Bắc Bộ với sức gió cấp 9, giật cấp 12;

- Dự báo chiều tối ngày 02/8, bão sẽ ở trên bờ biển Quảng Ninh đến Hải Phòng với sức gió cấp 7, 8, giật cấp 10, 11, sau đó di chuyển theo hướng Tây (5-10km/h); tối 2/8 đi sâu vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thái Bình suy yếu thành ATNĐ.

  1. TÌNH HÌNH MƯA:

Từ 19h ngày 31/7 đến 7h ngày 02/8, các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có mưa với tổng lượng từ 30-50mm, đặc biệt là Hòa Bình, Lạng Sơn, Hà Nam, Bắc Ninh[1].

Dự báo: Từ đêm 02/8 đến ngày 04/8 ở Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to (Lượng mưa phổ biến 100-300mm/đợt, riêng khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa 200-400mm/đợt, Hà Nội cục bộ có nơi 250mm.

  1. TÌNH HÌNH TÀU THUYỀN TRÊN BIỂN

Bộ đội Biên phòng đã phối hợp với chính quyền các địa phương ven biển thông báo, hướng dẫn di chuyển, tránh trú đảm bảo an toàn cho: 71.635 tàu/284.989 người; 757 tàu du lịch; 218 tàu vận tải/981 người; 31 tàu nước ngoài/662 người; 7.907 lồng bè, lều, chòi canh/11.193 người.

Tính đến 6h ngày 02/8 các phương tiện hoạt động ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa đã vào nơi trú tránh an toàn. Đối với 20 tàu Quảng Bình đã vào đảo Hải Nam trú tránh, đã liên lạc được 11 tàu, còn 09 tàu đang tiếp tục liên hệ.

  1. TÌNH HÌNH ĐÊ ĐIỀU

Tình hình hệ thống đê điều các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh như sau:

- 89 công trình đang thi công.

- 237 vị trí trọng điểm xung yếu.

  1. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA

5.1. Hồ chứa thủy điện: Hiện đang ở mức thấp, riêng hồ Tuyên Quang xấp xỉ mực nước cao nhất trước lũ và 12 hồ chứa thủy điện nhỏ đang xả tràn.

5.2. Hồ chứa thủy lợi:

- Khu vực Bắc Bộ ở mức 60-70% dung tích; riêng hồ Đầm Hà Động xả tràn 10m3/s. các hồ khu vực Bắc Trung Bộ ở mức thấp, đạt 25-30% dung tích.

- Đặc biệt có 141 hồ hư hỏng và 62 hồ đang thi công có nguy cơ xảy ra mất an toàn, cần tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo an toàn khi có lũ.

  1. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH, ỨNG PHÓ THIÊN TAI

6.1. Trung ương:

- Sáng 01/8, Ban Chỉ đạo TW về PCTT đã tổ chức họp để chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 3.

- Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT có Công điện số 09/CĐ-TW ngày 1/8/2019; tổ chức Đoàn công tác đi Quảng Ninh, Hải Phòng để chỉ đạo công tác ứng phó với Bão.

- Bộ Công an đã chỉ đạo các lực lượng đảm bảo an toàn giao thông đường thủy và đường bộ.

- Bộ Tổng tham mưu, Bộ Giao thông vận tải đã có Công điện gửi các Tổng cục và các đơn vị trực thuộc chỉ đạo công tác ứng phó bão.

- Bộ đội biên phòng các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hải Phòng triển khai lực lượng sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.[2]

- Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã có công văn chỉ đạo các cấp Hội ứng phó bão.

- Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan thông tấn báo chí thường xuyên cập nhật, đưa tin về bão số 03, diễn biến thiên tai trên các chương trình thời sự, bản tin thời tiết trên kênh thời sự tổng hợp.

6.2. Địa phương:

Các tỉnh/thành phố từ Quảng Ninh đến Nam Định đã thực hiện nghiêm túc Công điện của Ban Chỉ đạo, tổ chức sơ tán các lao động trên chòi canh nuôi trồng thuỷ sản, khách du lịch (4.471 người)[3], hiện còn 307 khách du lịch trên đảo Cô Tô và thực hiện cấm biển trong ngày 01/8. Các tỉnh Bắc Giang, Ninh Bình, Nghệ An, Phú Thọ, Hà Nam có Công điện chỉ đạo công tác ứng phó với bão.

  1. CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

Hoàn lưu bão có thể gây mưa lớn và còn diễn biến phức tạp, đề nghị các Bộ ngành, địa phương tiếp tục triển khai nghiêm túc nội dung Công điện số 09/CĐ-TWPCTT ngày 01/8/2019 của Ban Chỉ đạo, trong đó tập trung:

7.1. Đối với tuyến biển: Tiếp tục kiểm tra và đôn đốc:

- Sơ tán người khu vực nguy hiểm, bảo đảm an toàn khách du lịch và người dân trên các đảo;

- Hướng dẫn tàu thuyền di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm, đặc biệt lưu ý tàu vận tải, tàu vãng lai, tàu khách. Duy trì liên lạc sẵn sàng xử lý sự cố;

- Kiểm tra, hướng dẫn việc neo đậu đảm bảo an toàn tàu, thuyền tại bến;

- Chằng chống, di chuyển lồng bè, chòi canh ven biển; chủ động thu hoạch sớm, giảm thiểu thiệt hại;

- Kiên quyết không để người ở lại các chòi canh, lồng bè nuôi trồng hải sản;

        7.2. Đối với tuyến bờ, đất liền:

- Kiểm tra, sẵn sàng bảo vệ đê điều, hồ đập, đặc biệt là các công trình xung yếu, bị sự cố và đang thi công; đảm bảo an toàn đập và hạ du hồ chứa; phương án chống ngập úng tại đô thị;

- Tiến hành tiêu nước đệm tại những khu vực có nguy cơ ngập úng; khơi thông các kênh mương tiêu, chủ động vận hành hệ thống bơm tiêu;

- Tăng cường kiểm tra an toàn giao thông khi bão đổ bộ và mưa lớn.

        7.3. Đối với khu vực miền núi:

- Chủ động vận hành hồ chứa, xả lũ theo quy trình tránh để xảy ra lũ chồng lũ, đồng thời sẵn sàng các phương án điều tiết hồ chứa đảm bảo an toàn công trình, hạ du nhất là các hồ chứa thủy điện nhỏ, đặc biệt cần sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn đối với các công trình đang thi công.

- Kiểm tra và triển khai các phương án đảm bảo an toàn người dân khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, khu vực có nguy cơ xảy ra mưa lớn do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, đặc biệt là các khu vực đã xảy ra mưa lớn trong thời gian qua;

- Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn tại các hầm lò, khu vực khai thác khoáng sản, bãi xả thải;

- Bố trí các lực lượng, phương tiện tại các tuyến giao thông thường xuyên xảy ra ngập sâu, sạt lở để cảnh báo, hướng dẫn khi bị chia cắt;

7.4. Công tác thông tin, truyền thông:

Hệ thống các Đài phát thanh, truyền hình từ Trung ương đến cơ sở tăng cường phát tin, phổ biến kiến thức, kỹ năng ứng phó bão, mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất để chủ động ứng phó kịp thời với diễn biến của thiên tai./.

 

[1] Một số trạm mưa lớn như: Điện Biên: 98 mm; Mường Bám 1 (Sơn La): 66mm; Yên Thành (Nghệ An) 54 mm.

 Hưng Thi (Hòa Bình): 59mm; Hữu Lũng (Lạng Sơn): 62mm; Đáp Cầu (Bắc Ninh): 66 mm; Hà Nam (Hà Nam): 70 mm.

[2] Thường trực 6.884 CBCS/300 phương tiện (34 tàu, 98 ca nô, 168 ô tô); đã điều động 2168 lượt chiến sỹ/250 lượt phương tiện, vận động 16.641 người trên tàu, lồng bè trú tránh bão (QN: 16.000, HP: 151 (đảo B.L.Vỹ), NĐ: 490)

[3] Quảng Ninh: 311 người; Hải Phòng: 861 người; Thái Bình: 2.809 người; Nam Định: 490 người.