BÁO CÁO NHANH
Công tác phòng chống thiên tai ngày 20/9/2020
I. Tình hình THỜI TIẾT:
- Tình hình thời tiết ngày 21/9/2020
Các khu vực trên cả nước có mưa rào và dông vài nơi, trong cơn dông khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Riêng các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận ngày nắng.
- Tình hình mưa:
- Mưa ngày (19h/19/9 đến 19h/20/9): Các khu vực trên cả nước rải rác có mưa, lượng mưa phổ biển từ 30-50mm. Một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Móng Cái (Quảng Ninh) 64mm; Bạch Long Vỹ (Hải Phòng) 92mm; Tiền Hải (Thái Bình) 79mm; Văn Lý (Nam Định) 70mm; Na Ngoi (Nghệ An) 74mm; Lệ Ninh (Quảng Bình) 99mm; Trường Thủy (Quảng Bình) 73mm; Linh Thượng (Quảng Trị) 58mm; Tiểu Cần (Trà Vinh) 64mm.
- Mưa đêm (19h/20/9 đến 07h/21/9): Khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc, Trung Bộ rải rác có mưa, lượng mưa phổ biển từ 10-30mm. Một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Bản Khoang (Lào Cai) 39mm; Hồ Thầu (Lai Châu) 44mm; Tam Kỳ (Quảng Nam) 60mm; Bình Lâm (Quảng Nam) 43mm.
- Mưa 3 ngày (19h/17/9 đến 19h/20/9): Các khu vực trên cả nước có mưa, mưa vừa; riêng khu vực Trung Bộ có mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 100 -200mm. Một số trạm có lượng mưa lớn như: Tân Trường (Thanh Hóa) 290mm; Vinh (Nghệ An) 477mm; Cửa Hội (Nghệ An) 396mm; Vũ Quang (Hà Tĩnh) 584mm; Hương Điền (Hà Tĩnh) 445mm; Trường Thủy (Quảng Bình) 314mm; Đăkrông (Quảng Trị) 300mm; Nam Đông (Thừa Thiên Huế) 266mm; Hòa Vang (Đà Nẵng): 292mm; Vĩnh Điện (Quảng Nam) 263mm; Hòn Đốc (Kiên Giang) 373mm.
II. THỦY VĂN
- Các sông khu vực Bắc Bộ: Mực nước sông Thao đang xuống, đến 7 giờ ngày 21/9 mực nước tại Yên Bái có khả năng xuống mức 29,30 m, dưới BĐ 1 là 0,70m. Mực nước hạ lưu sông Lô và sông Hồng tiếp tục biến đổi chậm, đến 7h/22/9 mực nước tại Hà Nội có khả năng ở mức 2,50m.
- Các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên: Mực nước các sông dao động, biến đổi chậm, mực nước sông Bưởi, sông La đang xuống.
- Mực nước sông Cửu Long: Mực nước sông Cửu Long tiếp tục lên. Đến ngày 24/9, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 2,2m; tại Châu Đốc ở mức 2,15m.
III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN
- Tình hình hồ chứa thủy điện
Lưu lượng về hồ thủy điện các khu vực dao động nhẹ, các hồ vận hành bình thường. Hồ Lai Châu đang xả 01 cửa.
- Hồ chứa thủy lợi
Tình hình các hồ chứa thủy lợi vận hành bình thường.
IV. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI
- Thiệt hại do bão số 5 (Tính đến 17 giờ 00 ngày 20/9)
Theo báo cáo của BCH PCTT&TKCN các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng thiệt hại do bão số 5 gây ra như sau:
a) Về người:
- Người chết: 06 người (Hà Tĩnh: 01; Quảng Trị: 01; Thừa Thiên Huế: 04), tăng 03 người tại Thừa Thiên Huế (có phụ lục chi tiết kèm theo).
- Người bị thương: 112 người (Quảng Bình: 10 người; Quảng Trị: 07 người; Thừa Thiên Huế: 92 người; Đà Nẵng: 01 người; Quảng Nam: 02 người).
b) Về nhà ở:
- Nhà bị sập đổ hoàn toàn: 13 nhà (Quảng Trị: 03 nhà; Thừa Thiên Huế: 10 nhà)
- Nhà bị tốc mái, hư hỏng: 22.716 (Thừa Thiên Huế: 21.293 nhà, trong đó 14.380 nhà hư hại nhẹ, đã khắc phục xong, 6.903 nhà đang khắc phục; Nghệ An: 09 nhà; Hà Tĩnh: 334 nhà; Quảng Bình: 61 nhà; Quảng Trị: 893 nhà).
c) Về giáo dục: 36 điểm trường bị ảnh hưởng (Nghệ An: 01; Hà Tĩnh: 01, Quảng Trị: 03, Thừa Thiên Huế: 20, Đà Nẵng: 01, Quảng Nam: 10).
d) Về nông nghiệp:
- 1.439 ha lúa bị ngập, thiệt hại (Nghệ An: 1.256 ha; Quảng Bình: 02ha; Quảng Trị: 36ha; Quảng Nam: 145ha).
- 2.449 ha hoa màu bị thiệt hại (Nghệ An: 1.723ha; Hà Tĩnh: 196ha; Quảng Bình: 02ha; Quảng Trị: 31ha; T.T.Huế: 439ha; Đà Nẵng: 30ha; Quảng Nam: 28ha);
- 2.339ha cây lâm nghiệp; 309 ha cây ăn quả bị thiệt hại (Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam);
- 105 ha nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, thiệt hại (Nghệ An: 56ha; Quảng Trị: 10 ha; Thừa Thiên Huế: 39 ha).
đ) Về điện lực và viễn thông:
- 217 cột điện bị gãy đổ; 07 trạm biến áp bị hư hỏng; 03 trụ thông tin bị gãy; 43 tuyến cáp quang bị đứt do cây gãy đổ (Thừa Thiên Huế); 103km dây điện hạ thế bị đứt (Thừa Thiên Huế).
- Nhiều địa phương thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế bị sự cố và mất điện. Đến 19h/20/9, Thừa Thiên Huế đã khắc phục được 230.898/312.024 khách hàng (74%).
e) Về thủy lợi, sạt lở bờ biển
- 0,6km kè; 15,1km kênh mương bị sạt lở, hư hỏng;
- 16,5km bờ biển, bờ sông bị sạt lở, trong đó 6,2km bờ biển ăn sâu từ 5 - 10m; Một số nhà quản lý vận hành hồ chứa, trạm bơm bị tốc mái tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
g) Về giao thông
- Quốc lộ: 25km đường quốc lộ bị sạt lở, hư hỏng; khoảng 11.000m3 đất đá sạt lở, trong đó tỉnh Thừa Thiên Huế bị sạt lở 24km. Ngành Giao thông phối hợp với địa phương tổ chức khắc phục, đến sáng 20/9 cơ bản đã thông xe.
- Giao thông địa phương: 11km đường bị sạt lở, hư hỏng; khoảng 285.500m3 đất đá sạt lở. Trong đó tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam các tuyến đường giao thông bị sạt lở đã làm chia cắt 04 xã vùng cao; hiện nay, chính quyền địa phương đang tập trung, chỉ đạo các lực lượng khắc phục các vị trí sạt lở, dự kiến đến ngày 27/9/2020 sẽ hoàn thành công tác thông tuyến.
- Thiệt hại khác: Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực BCH PCTT&TKCN các tỉnh Cà Mau, An Giang, từ ngày 18-20/9/2020, mưa lớn, dông lốc đã làm 09 căn nhà bị tốc mái (Cà Mau: 07, An Giang: 02); ngập úng 702ha lúa, 101ha hoa màu (An Giang).
V. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO
1. Trung ương
- Các Bộ, ngành chỉ đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc tập trung xử lý, khắc phục các sự cố, thiệt hại thuộc lĩnh vực quản lý và tham gia hỗ trợ các địa phương trong công tác khắc phục hậu quả.
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình mưa lũ sau bão, đôn đốc công tác thống kê, đánh giá thiệt hại và khắc phục hậu quả sau bão của các địa phương.
- Địa phương
- Các địa phương bị ảnh hưởng của bão đã tập trung triển khai công tác cứu chữa người bị thương, động viên, thăm hỏi gia đình có người bị chết, thiệt hại nhà cửa; huy động lực lượng, phương tiện cùng với nhân dân trên địa bàn tập trung khắc phục hậu quả để sớm ổn định đời sống.
- Tiếp tục theo dõi diễn biến thiên tai và triển khai các biện pháp ứng phó với tình hình mưa lũ sau bão.
VI. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm nội dung Công điện số 12/CĐ-TWPCTT của Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, trong đó:
- Tập trung chỉ đạo, huy động lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục nhanh hậu quả của bão; tổ chức vệ sinh môi trường; xử lý, khôi phục các công trình bị hư hại, sự cố (viễn thông, điện lực, giao thông, thủy lợi, công trình công cộng), các hoạt động sản xuất, sinh hoạt.
- Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của thiên tai, kịp thời thông tin, cảnh báo và chủ động triển khai các biện pháp ứng phó khi có tình huống.
- Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên tổng hợp báo cáo tình hình diễn biến thiên tai, thiệt hại về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TW về PCTT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT&TKCN./.hưởng của bão đã tập trung triển khai công tác cứu chữa người bị thương, động viên, thăm hỏi gia đình có người bị chết, thiệt hại nhà cửa; huy động lực lượng, phương tiện cùng với nhân dân trên địa bàn tập trung khắc phục hậu quả để sớm ổn định đời sống.
- Tiếp tục theo dõi diễn biến thiên tai và triển khai các biện pháp ứng phó với tình hình mưa lũ sau bão.
VII. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm nội dung Công điện số 12/CĐ-TWPCTT của Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, trong đó:
- Tập trung chỉ đạo, huy động lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục nhanh hậu quả của bão; tổ chức vệ sinh môi trường; xử lý, khôi phục các công trình bị hư hại, sự cố (viễn thông, điện lực, giao thông, thủy lợi, công trình công cộng), các hoạt động sản xuất, sinh hoạt.
- Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của thiên tai, kịp thời thông tin, cảnh báo và chủ động triển khai các biện pháp ứng phó khi có tình huống.
- Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên tổng hợp báo cáo tình hình diễn biến thiên tai, thiệt hại về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TW về PCTT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT&TKCN./.
Tải file tại đây