Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban ngày 03/3/2023



BÁO CÁO NHANH

Công tác phòng, chống thiên tai ngày 03/3/202 3

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI

1. Tin gió mạnh, sóng lớn trên biển

Ngày và đêm 04/03, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau và vùng biển phía Tây của khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng biển cao từ 2,0-4,0m, biển động mạnh. Khu vực Giữa Biển Đông, vùng biển từ Bình Định đến Khánh Hòa có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao từ 2,0-3,5m, biển động.

Rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2.

2. Tình hình mưa

- Mưa ngày (19h/02/3-19h/03/3): Các khu vực trên cả nước rải rác mưa nhỏ, lượng mưa < 10mm hoặc không mưa.

- Mưa đêm (19h/03/3-07h/04/03): Các khu vực trên cả nước rải rác mưa nhỏ, lượng mưa <15mm hoặc không mưa.

- Mưa 3 ngày (19h/28/02-19h/03/3): Cả nước rải rác có mưa nhỏ với tổng lượng phổ biến dưới 20mm, riêng trạm Kon Tum Pờ Ê 46mm.

3. Tin động đất:

Theo thông tin từ Viện Vật lý Địa cầu, ngày 03/3/2023 xảy ra 02 trận động đất: 01 trận vào lúc 04h49’ tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu với độ lớn 4,4, độ sâu chấn tiêu khoảng 16km; 01 trận vào lúc 08h09’ tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc với độ lớn 3,2, độ sâu chấn tiêu khoảng 16km; lúc 00h07 ngày 04/03/2023 động đất xảy ra tại KonPlong, Kon Tum với độ lớn 2,8, độ sâu chấn tiêu khoảng 10km.

II. TÌNH HÌNH XÂM NHẬP MẶN KHU VỰC NAM BỘ

- Khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai: độ mặn 4‰ xâm nhập cách cửa sông khoảng 60-65km.

- Trên sông Tiền, sông Hậu: độ mặn 4‰ xâm nhập sâu nhất từ 35-40km.

Dự báo: Từ ngày 06-10/3, xâm nhập mặn ở ĐBSCL sẽ tăng dần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 3/2022.

III. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ỨNG PHÓ

1. Trung ương

- Ngày 23/02/2023, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai (VPTT) đã ban hành công văn số 66/VPTT gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang đề nghị chủ động ứng phó với gió mạnh trên biển.

- VPTT tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó.

2. Địa phương

- Các tỉnh, thành phố ven biển chủ động tổ chức triển khai các biện pháp ứng phó với gió mạnh trên biển theo công văn số 66/VPTT ngày 23/02/2023 của VPTT (13 tỉnh, thành phố đã có thông báo, công văn triển khai thực hiện[1]).

- Các tỉnh Nam Bộ chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với triều cường và xâm nhập mặn, nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ biển.

IV. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

1. Theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai, gió mạnh, sóng lớn trên biển; triều cường, xâm nhập mặn tại các tỉnh Nam Bộ để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó; trong đó tiếp tục triển khai thực hiện công văn số 66/VPTT ngày 23/02/2023 của VPTT.

2. Tổ chức trực ban, thường xuyên nắm bắt tình hình thiên tai; báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn./.

Tải file đính kèm

[1] Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Sóc Trăng