Thành phần ca trực
|
Họ và tên
|
|
Trưởng ca trực
|
Nguyễn Đức Thắng
|
Cán bộ trực ban
|
Cấn Đình Thư
|
Công tác trực ban phòng chống thiên tai ngày 19/7/2019
- Tình hình thời tiết (Theo bản tin của TT DBKTTV QG)
1.1. Tin ATNĐ trên Biển Đông
Sáng ngày 19/7, áp thấp nhiệt đới đã đi vào phía Nam Đài Loan và suy yếu dần. Đây là tin cuối cùng về ATNĐ trên biển Đông.
1.2. Tin nắng nóng
Ngày 19/7, Bắc Bộ, các tỉnh Trung Bộ có nắng nóng, nắng nóng gay gắt với nhiệt độ phổ biến từ 35-390, có nơi trên 400. Dự báo ngày 20/7, khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ tiếp tục có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-380, có nơi trên 390.
Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
1.3. Tin cảnh báo mưa lớn, dông, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh
Dự báo: trong sáng và đêm ngày 20/7, khu vực vùng núi Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, riêng các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn có nơi mưa rất to (lượng mưa phổ biến 30-70mm/12 giờ, có nơi trên 100mm/12 giờ). Đợt mưa này có khả năng kéo dài đến ngày 25/7. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
1.4. Thời tiết ngày và đêm 20/7
- Tây Bắc Bộ: Sáng sớm và đêm có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to; ngày có mưa rào và dông vài nơi.
- Bắc Bộ: Ngày nắng, khu vực đồng bằng nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông và nơi, riêng vùng núi sáng và đêm có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rât to và rải dác có dông.
- Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận: Ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
- Tây Nguyên và Nam Bộ: Có mưa rào và dông vài nơi.
Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
- Tình hình mưa
2.1. Mưa ngày (19h/18/7-19h/19/7): Khu vực vùng núi Bắc Bộ, Nam Bộ có mưa, mưa vừa, lượng mưa phổ biến 10-30mm; một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Minh Thanh (Cao Bằng): 73 mm, Trà My (Quảng Nam): 50 mm, Đồng Phú (Bình Phước): 35 mm, Phú Quốc (Kiên Giang): 245 mm, Xẻo Rô (Kiên Giang): 67 mm.
2.2. Mưa đêm (19h/18/7-07h/19/7): Khu vực vùng núi Bắc Bộ, Nam Bộ có mưa, mưa vừa đến mưa to, lượng mưa phổ biến 20-50mm, các khu vực khác mưa nhỏ hoặc không mưa. Một số trạm có lượng mưa lớn hơn như Lào Cai (Lào Cai): 62 mm, Khâu Phạ (Yên Bái): 84 mm, Bắc Quang (Hà Giang): 66 mm, Thạch Lâm (Cao Bằng): 105 mm, Nhạn Môn (Bắc Kạn): 46 mm,Vĩnh Tuy (Hà Giang): 64 mm, Hàm Yên (Tuyên Quang): 116 mm, Thanh Ba (Phú Thọ): 60 mm, Đình Cả (Thái Nguyên): 100 mm.
2.3. Mưa 3 ngày (19h/15/7-19h/18/7): Khu vực Bắc Bộ và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, tổng lượng mưa phổ biến 40-70mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Bắc Quang (Hà Giang) 179mm, Đăk Nông (Đắk Nông): 74 mm, Đồng Phú (Bình Phước): 94 mm, Tân An (Long An): 73 mm, Phú Quốc (Kiên Giang): 344 mm, Xẻo Rô (Kiên Giang): 119 mm, Năm Căn (Bạc Liêu): 93 mm.
- Tình hình hồ chứa thủy điện trên hệ thống sông Hồng
Các hồ chứa hiện đang còn ở mức thấp so với quy định và vận hành bình thường theo quy trình. Lưu lượng dòng chảy từ Trung Quốc về Việt Nam trên thượng nguồn sông Đà chảy vào hồ thủy điện Lai Châu có xu hướng giảm so với ngày hôm trước (có phụ lục chi tiết kèm theo).
- Công tác chỉ đạo
- Ngày 20/7/2019, BCĐ TW PCTT tổ chức lễ phát động trồng rừng ngập mặn ven biển và bảo vệ bãi ven biển tại Cà Mau.
- Các tỉnh miền núi phía Bắc sẵn sàng các biện pháp ứng phó với mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất; các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn phòng chống nắng nóng, cháy rừng; sẵn sàng phương án ứng phó nắng nóng, hạn hán, cháy rừng;
- Tình hình thiệt hại, công tác khắc phục
Theo báo cáo số 28/BC-BCĐ ngày 19/7/2019 của Ban Chỉ đạo ứng phó với BĐKH-PCTT&TKCN tỉnh An Giang, vào 7h00 ngày 19/7/2019 tại tổ 05, ấp Tân Hậu A1, xã Tân An, thị xã Tân Châu xảy ra một sạt lở phạm vi bảo vệ đê Bắc kênh Xáng với chiều dài 20m, sâu 7m. Chính quyền địa phương đã tổ chức di dời 02 hộ dân trong khu vực sạt lở đến nơi an toàn; vận động 04 hộ dân di dời; cắm biển cảnh báo, thông báo đến các hộ dân lân cận khu vực sạt lở để chủ động ứng phó khi có sự cố xảy ra.
- Các công việc cần triển khai tiếp theo
- Sẵn sàng phương án ứng phó mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất, nhất là khu vực dân cư có nguy cơ cao và các cung đường thường xuyên bị ngập sâu, sạt lở.
- Tiếp tục công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn phòng chống nắng nóng; chủ động các phương án ứng phó, đặc biệt là hạn hán, cháy rừng.
- Tập trung các biện pháp, nguồn lực khắc phục hậu quả, sớm ổn định đời sống nhân dân vùng bị ảnh hưởng thiên tai./.