Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 01/11/2021



BÁO CÁO NHANH

Công tác phòng, chống thiên tai ngày 01/11/2021

 

Trên cơ sở báo cáo của các bộ phận trực[1], Văn phòng thường trực báo cáo công tác trực ban ngày 01/11/2021 như sau:

I. TÌNH HÌNH THIÊN TAI

1. Tình hình mưa

- Mưa ngày (từ 19h/31/10-19h/01/11): Khu vực miền núi phía Bắc và Trung Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 20-40mm; một số trạm mưa lớn như: Mường Mô (Lai Châu) 136mm; Sìn Hồ (Lai Châu) 132mm; Nậm Giàng (Lai Châu) 115mm; Mường Nhé (Điện Biên) 237mm; Cửa Tùng (Quảng Trị) 71mm.

- Mưa đêm (từ 19h/31/10-07h/01/11): Khu vực miền núi phía Bắc và Trung Bộ, Tây Nguyên rải rác có mưa, lượng mưa phổ biến dưới 30mm; một số trạm mưa lớn như: Sapa (Lào Cai) 39mm, Mường Báng (Điện Biên) 37mm, Tây Ninh 93mm.

- Mưa 3 ngày (từ 19h/29/10-19h/01/11): Khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa, lượng mưa phổ biến từ 100-150mm, một số trạm mưa lớn như: Sìn Hồ (Lai Châu) 157mm; Mường Nhé (Điện Biên) 293mm; Hồ Kim Sơn (Hà Tĩnh) 172mm; Sơn Trạch (Quảng Bình) 179mm; Cam Tuyền (Quảng Trị) 185mm; Hòa Thịnh (Phú Yên) 230mm; Hòn Khói (Khánh Hòa) 161mm, Phước Kháng (Ninh Thuận) 161mm.

Dự báo: Ngày 02/11, Bắc Bộ có mưa, mưa rào, riêng Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai có mưa vừa, mưa to (20-50mm, có nơi trên 70mm); Trung Bộ có mưa, mưa rào, cục bộ có mưa vừa, mưa to và dông (20-40mm, có nơi trên 50mm). Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông. RRTT: Cấp 1.

2. Tin động đất: Ngày 01/11, huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum đã xảy ra 02 trận động đất với độ lớn 2,5-3,2 (lúc 01h03’21’’ tại 14,9170 vĩ Bắc, 108,2250 kinh Đông; lúc 10h10’59’’ tại 14,8470 vĩ Bắc, 108,2950 kinh Đông). Hiện không có thông tin về thiệt hại.

II. TÌNH HÌNH THỦY VĂN

1. Hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình: Mực nước lúc 07h/02/11 trên sông Hồng tại Hà Nội là 1,16m, trên sông Thái Bình tại Phả Lại là 0,65m. Dự báo: Đến 07h/03/11, mực nước tại Hà Nội ở mức 1,02m; 19h/02/11, tại Phả Lại ở mức 1,45m.

2. Các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên: xuống dưới BĐ1. Riêng sông Kiến Giang dao động ở mức trên BĐ1; hạ lưu sông Srêpôk dao động ở mức trên BĐ1; lũ trên sông Krông Ana và Krông Búk trên BĐ1 và đang xuống chậm.

3. Các sông Nam Bộ: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang lên. Dự báo, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên, đến ngày 05/11 mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 2,6m; tại Châu Đốc ở mức 2,5m.

III. TÌNH HÌNH ĐÊ ĐIỀU, HỒ CHỨA

1. Tình hình đê điều

Trong ngày trực ban không nhận được thông tin về sự cố đê điều xảy ra.

2. Tình hình hồ chứa

a) Hồ chứa thủy điện:

- Có 74 hồ thủy điện đang điều tiết qua tràn (Bắc Bộ 17 hồ, Bắc Trung Bộ 05 hồ, Nam Trung Bộ 14 hồ, Tây Nguyên 35 hồ, Đông Nam Bộ 03 hồ).

- Một số hồ điều tiết lưu lượng lớn (Qxả/Qvề; m3/s) như: Sông Ba Hạ: 100/515, Buôn Kuốp: 468/748, Đray Hlinh 1: 515/760, Hòa Phú: 330/760, Srêpôk 3: 455/867, Srêpôk 4: 365/867.

b) Hồ chứa thủy lợi khu vực miền Trung, Tây Nguyên:

- Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa - T.T.Huế): 1.885/2.323 hồ đầy nước[2]; 87 hồ đang thi công.

- Nam Trung Bộ (Đà Nẵng - Bình Thuận): 185/517 hồ đầy nước[3]; 28 hồ đang thi công.

- Tây Nguyên: 999/1.246 hồ đầy nước[4]; 48 hồ đang thi công.

IV. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI

1. Điện Biên: Theo báo cáo số 44/BC-BCH ngày 01/11/2021 của BCH PCTT&TKCN tỉnh Điện Biên, mưa lớn đêm 31/10 và sáng 01/11 trên địa bàn huyện Nậm Pồ và Mường Nhé làm 01 người bị thương nhẹ (xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ); 01 nhà bị sập, 41 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở đất; thiệt hại 0,46ha lúa; 18 gia súc bị cuốn trôi; sạt lở một số tuyến đường giao thông liên xã và một số thiệt hại khác.

2. An Giang: Theo báo cáo số 98/BC-VPTT ngày 01/11/2021 của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh An Giang, mưa lớn kèm dông, lốc tối ngày 31/10 trên địa bàn huyện An Phú đã làm tốc mái 37 nhà.

Ngay sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền địa phương đã tổ chức thăm hỏi, động viên các hộ dân bị thiệt hại và huy động lực lượng thông tuyến đường bị sạt lở, ách tắc; hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, ổn định đời sống.

V. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

- Các tỉnh/TP Bắc Bộ, Trung Bộ theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất để chủ động các biện pháp ứng phó.

- Các tỉnh/TP miền Trung và Tây Nguyên: vận hành, điều tiết hồ chứa đảm bảo an toàn hạ du, dành dung tích đón lũ và đảm bảo an toàn công trình.

- Tổ chức trực ban PCTT 24/24h, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT và Văn phòng Ủy ban QG ƯPSCTT&TKCN./.

Tải file đính kèm